Michio Kaku: Vật lí học của tương lai - Thế giới năm 2100 (Phần 5)

Hiệp Khách Quậy Nhưng một số dự báo về thời đại thông tin không đúng cho lắm. Ví dụ, nhiều nhà tương lai học dự báo “văn phòng không giấy”, nghĩa là máy vi tính sẽ làm cho giấy trở nên lỗi thời. Trên thực tế xảy ra điều ngược lại. Nhìn sơ qua... Xin mời đọc tiếp.

Ti sao các d báo thnh thong không tr thành hin thc

Nhưng một số dự báo về thời đại thông tin không đúng cho lắm. Ví dụ, nhiều nhà tương lai học dự báo “văn phòng không giấy”, nghĩa là máy vi tính sẽ làm cho giấy trở nên lỗi thời. Trên thực tế xảy ra điều ngược lại. Nhìn sơ qua các văn phòng làm việc, bạn sẽ thấy lượng giấy tờ nhiều như chưa từng có đó chứ.

Một số người hình dung ra “thành phố không người”. Các nhà tương lai học dự báo sự hội họp từ xa qua Internet sẽ làm cho những cuộc họp làm ăn mặt-đối-mặt là không cần thiết, vì thế sẽ không có nhu cầu đi lại. Thật vậy, bản thân các đô thị sẽ phần lớn trống không, trở thành những thành phố ma, vì người ta làm việc trong nhà của mình thay vì ở văn phòng cơ quan.

Tương tự, chúng ta sẽ thấy sự phát triển của “khách du lịch tại chỗ”, những người nhàn rỗi bỏ cả ngày ngâm mình trên sofa, ngao du thế giới và thưởng ngoạn phong cảnh qua Internet trên máy tính của họ. Chúng ta cũng sẽ thấy “khách mua sắm tại chỗ” để cho chuột máy tính của mình làm công việc đi lại. Những con phố mua bán sẽ là dĩ vãng. Và “sinh viên tại chỗ” tham gia những lớp học trực tuyến trong khi đang bí mật chơi video game và uống bia. Các trường đại học sẽ đóng cửa vì chẳng còn ai hứng thú.

Hoặc hãy xét số phận của “điện thoại hình”. Trong kì Hội chợ Thế giới năm 1964, hãng AT&T đã bỏ ra chừng 100 triệu đô la để hoàn thiện một màn hình ti vi kết nối với hệ thống điện thoại, để bạn có thể nhìn thấy người mà bạn đang trò chuyện, và ngược lại. Ý tưởng đó không thành công; AT&T chỉ bán được chừng 100 máy, thành ra mỗi đơn vị máy trị giá đến 1 triệu đô la. Đây là một thất bại rất đắt.

Và cuối cùng, người ta nghĩ sự diệt vong của các phương tiện truyền thông và giải trí kiểu truyền thống là sắp xảy ra. Một số nhà tương lai học khẳng định Internet sẽ là cỗ xe tăng nuốt chửng các rạp hát, rạp chiếu phim, radio và ti vi, tất cả chúng sẽ sớm gặp trong các nhà bảo tàng.

Trên thực tế, xảy ra điều ngược lại. Sự ùn tắc giao thông tồi tệ hơn bao giờ hết – đó là một đặc điểm vĩnh hằng của cuộc sống đô thị. Người ta lũ lượt kéo đi tham quan các địa danh ngoại quốc, khiến du lịch là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất trên hành tinh. Các cửa hiệu chứa đầy hàng hóa, bất chấp những giai đoạn kinh tế suy thoái. Thay vì sinh sôi các lớp học tại chỗ, các trường đại học vẫn tiếp tục tuyển vô số sinh viên. Đúng là đã có nhiều người quyết định làm việc ở nhà hoặc hội nghị từ xa với các cộng sự, nhưng các đô thị rốt cuộc vẫn chẳng vắng bóng ai. Thay vậy, chúng đã bùng nổ thành những siêu đô thị ngày một bành trướng. Ngày nay, thật dễ dàng đưa những cuộc hội thoại video lên Internet, nhưng đa số mọi người có xu hướng miễn cưỡng xem phim chiếu, mà họ thích những cuộc họp mặt-đối-mặt. Và tất nhiên, Internet đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo truyền thông, vì những nhà khổng lồ trong giới truyền thông luôn nghĩ cách kiếm tiền từ Internet. Nhưng nó chưa đến mức quét sạch radio, ti vi và nhà hát. Những ngọn đèn ở Broadway vẫn tỏa sáng rực rỡ như trước đây thôi.

Michio Kaku - Vật lí học của tương lai

Michio Kaku - Vật lí học của tương lai

Khoa học sẽ định hình số phận loài người
và cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thế nào vào năm 2100
Bản dịch của Thuvienvatly.com

<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm