Michio Kaku: Vật lí học của tương lai - Thế giới năm 2100 (Phần 7)

Hiệp Khách Quậy Tôi từng xem một bộ phim đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của tôi về tương lai. Nó có tên gọi là Hành tinh Cấm, xây dựng trên tác phẩn Giông tố của Shakespeare. Trong phim, các nhà du hành bắt gặp một nền văn minh cổ, trong đỉnh cao thành... Xin mời đọc tiếp.

Khoa học là một thanh gươm

Tôi từng xem một bộ phim đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của tôi về tương lai. Nó có tên gọi là Hành tinh Cấm, xây dựng trên tác phẩn Giông tố của Shakespeare. Trong phim, các nhà du hành bắt gặp một nền văn minh cổ, trong đỉnh cao thành tựu của nó, phát triển trước chúng ta hàng triệu năm. Họ đã đạt tới mục tiêu tối hậu của công nghệ của mình: sức mạnh vô hạn không cần phương tiện, nghĩa là sức mạnh làm hầu như mọi việc thông qua suy nghĩ của họ. Suy nghĩ của họ xâm nhập vào những nhà máy nhiệt hạch hạt nhân khổng lồ, chôn sâu bên trong hành tinh của họ, biến mọi ước muốn của họ thành thực tế. Nói cách khác, họ đã có sức mạnh của thần thánh.

Chúng ta sẽ có một sức mạnh giống như vậy, những chúng ta sẽ không phải chờ đến hàng triệu năm. Chúng ta sẽ chỉ chờ một thế kỉ nữa thôi, và chúng ta có thể thấy những hạt mầm của tương lai này thậm chí trong công nghệ ngày nay. Nhưng bộ phim trên cũng là một câu chuyện đạo lí, vì sức mạnh thần thánh này cuối cùng đã làm sụp đổ nền văn minh này.

Tất nhiên, khoa học là một thanh gươm hai lưỡi; nó tạo ra nhiều vấn đề như số vấn đề nó giải quyết, nhưng luôn luôn ở cấp độ cao hơn. Có hai xu hướng đang cạnh tranh nhau trong thế giới ngày nay: một là xây dựng một nền văn minh hành tinh khoan dung, khoa học và thịnh vượng; xu hướng kia thì tuyên bố tình trạng vô chính phủ và sự ngu dốt có thể tàn phá cơ cấu xã hội của chúng ta. Chúng ta vẫn có cảm xúc bè phái, chính đạo, phi lí giống như tổ tiên của mình, nhưng cái khác biệt là ngày nay chúng ta có vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học.

Trong tương lai, chúng ta cũng sẽ thực hiện là quá độ từ chỗ là những nhà quan sát thụ động trước điệu vũ của tự nhiên, đến thành những nhà biên đạo vũ điệu của tự nhiên, đến những bậc thầy của tự nhiên, và cuối cùng là những người giữ gìn tự nhiên. Vì thế, chúng ta hãy hi vọng rằng chúng ta có thể nắm vững thanh gươm khoa học với sự sáng suốt và bình thản, thuần hóa tính man rợ của quá khứ cổ xưa của chúng ta.

Giờ chúng ta hãy dấn thân vào một chuyến hành trình giả định tiến vào 100 năm tiếp theo của sự đổi mới và khám phá khoa học, như nhiều nhà khoa học đang làm công việc đó đã nói với tôi. Đó sẽ là một chuyến đi nhanh qua miền đất của những tiến bộ nhanh chóng về máy vi tính, viễn thông, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo và công nghệ nano. Không nghi ngờ gì nữa, nó sẽ chẳng làm thay đổi gì hơn ngoài tương lai của nền văn minh.

 Mọi người thường quy những giới hạn tầm nhìn của bản thân mình làm những giới hạn của thế giới.

- Arthur Schopenhauer

Không hề có kẻ bi quan nào từng khám phá ra bí ẩn của những ngôi sao hay giương buồm đến những miền đất chưa có tên trên bản đồ hoặc mở ra một khung trời mới cho tinh thần nhân loại.

- Helen Keller

Michio Kaku - Vật lí học của tương lai

Michio Kaku - Vật lí học của tương lai

Khoa học sẽ định hình số phận loài người
và cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thế nào vào năm 2100
Bản dịch của Thuvienvatly.com

<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm