Nhà thiên văn học Giáo hội: ‘Khoa học giúp tôi làm một linh mục’

Hiệp Khách Quậy Tạp chí New Scientist phỏng vấn José G. Funes, người nghiên cứu thiên văn học ngoài thiên hà. Ông là giám đốc Đài thiên văn Vatican kể từ năm 2006. Xin mời đọc tiếp.

Tạp chí New Scientist phỏng vấn José G. Funes, người nghiên cứu thiên văn học ngoài thiên hà. Ông là giám đốc Đài thiên văn Vatican kể từ năm 2006.

 alt

Ngắm bầu trời bằng con tim dành cho Chúa (Ảnh: Vatican)

Tại sao Vatican cần có một đài thiên văn?

Nhà thờ Thiên chúa giáo từ lâu đã có hứng thú với thiên văn học. Chúng ta có thể lần ngược vấn đề này đến năm 1582, khi Đức Giáo hoàng Gregory XIII muốn cải cách lịch để lập ra ngày lễ Phục sinh.

Galileo giữ vai trò gì trong lịch sử của đài thiên văn trên?

Nói ngắn gọn, tôi có mặt ở đây là nhờ Galileo. Vì Galileo đã chịu bạc đãi, cho nên có nhu cầu làm một cái gì đó để thể hiện rằng nhà thờ không phản đối khoa học. Phần lớn muốn thay đổi hình ảnh của nhà thờ - để thể hiện với thế giới rằng nhà thờ không chống đối khoa học mà còn khuyến khích và ủng hộ nó – mà Giáo hoàng Leo XIII đã cho xây dựng lại đài thiên văn trên vào năm 1891.

Tôn giáo có ảnh hưởng đến chương trình nghiên cứu của ông không?

Tôn giáo không ảnh hưởng đến sự lựa chọn các lĩnh vực nghiên cứu. Tôi từng có buổi nói chuyện riêng với Giáo hoàng Benedict XVI hồi năm 2008 và ông chưa bao giờ nói anh phải nghiên cứu cái này hay cái kia. Chúng tôi hoàn toàn tự do nghiên cứu, và các đề tài chúng tôi nghiên cứu là các đề tài mà các nhà thiên văn học tham gia: khoa học hành tinh, các đám thiên hà, vũ trụ học và Big Bang. Tôi nghiên cứu các thiên hà láng giềng. Một thầy tu dòng Tên nhập ngũ cùng chúng tôi vào tháng 9 tới sẽ nghiên cứu các hành tinh ngoài hệ mặt trời.

Việc khám phá sự sống ngoài địa cầu có dính líu gì tới tôn giáo không?

Tôi không thấy bất kì khó khăn nghiêm trọng nào cho thần học Thiên chúa giáo nếu – “NẾU” viết hoa – chúng ta tìm thấy sự sống ở đâu đó trong vũ trụ.

Các nhà thiên văn Vatican là tín đồ Thiên chúa giáo, và có lời nguyền phải vâng theo cấp trên Thiên chúa. Có khi nào có mâu thuẫn giữa một kết luận mà ông đi đến bằng phương pháp khoa học và cái gì đó mà cấp trên Thiên chúa bảo ông phải tin vào?

Tình huống đó hầu như là không thể có vì cấp trên của tôi sẽ không bao giờ nói với tôi về khoa học. Cái có thể là một sự mâu thuẫn rõ ràng – tôi lặp lại từ “rõ ràng” – giữa các kết quả của khoa học và đức tin. Các nhà khoa học nghiên cứu sự thật trong vũ trụ. Còn có sự thật tôn giáo nữa. Tôi không tin có đến hai chân lí, tôi tin Chúa là chân lí và hai loại chân lí đồng thời là Chúa. Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm thấy một lời giải thích, có lẽ không ở cuộc sống này mà ở trong kiếp sau.

Sự mâu thuẫn giữa khuôn mẫu thông minh và sự tiến hóa có phải là một thí dụ của một sự mâu thuẫn “rõ ràng” giữa khoa học và tôn giáo?

Không, đó không phải là một mâu thuẫn thật sự. Vấn đề là khi nào tôn giáo bước vào thế giới khoa học, vào phương pháp khoa học; đó có thể là vấn đề với khuôn mẫu thông minh. Mặt khác, có sự nguy hiểm khi các nhà khoa học sử dụng khoa học nằm ngoài phương pháp khoa học, để đưa ra các phát biểu triết lí và tôn giáo – sử dụng khoa học cho một mục tiêu mà khoa học không có ý nghĩa. Cho nên, thí dụ, bạn không thể sử dụng khoa học để phủ nhận sự tồn tại của Chúa. Bạn có thể tin vào cái gì đó bạn muốn nhưng bạn không thể sử dụng khoa học để chứng minh rằng Chúa không tồn tại.

Công việc của ông với tư cách là một nhà khoa học có ảnh hưởng đến đức tin tôn giáo của ông không?

Tôi muốn nói rằng công việc của tôi với tư cách một nhà khoa học đã giúp tôi làm một người có đức tin, một linh mục.

  • Duy Khắc (theo New Scientist)

Mời đọc thêm