Nhà khoa học Nhật Bản làm dây đàn violin từ... tơ nhện

Hiệp Khách Quậy Một nhà khoa học người Nhật Bản cho biết ông đã chế tạo thành công dây đàn violin từ tơ nhện và khẳng định rằng – khi được kéo đàn cho đúng – chúng tạo ra âm thanh nghe êm tai. Xin mời đọc tiếp.

Một nhà khoa học người Nhật Bản cho biết ông đã chế tạo thành công dây đàn violin từ tơ nhện và khẳng định rằng – khi được kéo đàn cho đúng – chúng tạo ra âm thanh nghe êm tai.

Giáo sư hóa học polymer Shigeyoshi Osaki tại trường Đại học Y khoa Nara cho biết hàng nghìn sợi tơ nhỏ xíu có thể bện lại thành một sợi dây bền nhưng linh hoạt thật lí tưởng để làm dây đàn.

Osaki đã nghiên cứu tơ nhện trong 35 năm qua. Trước đây, ông từng đề xuất rằng chất liệu này có thể dùng làm chỉ khâu phẫu thuật hoặc áo chống đạn, nhưng niềm đam mê violin đã khiến ông biến tơ nhện thành dây đàn.

Trong quá trình bện sợi, hình dạng của chúng thay đổi từ dạng trụ tròn sang dạng đa giác, nghĩa là chúng sẽ ăn khớp với nhau hơn.

 Giáo sư Shigeyoshi Osaki đang chơi đàn violin có dây kéo làm bằng tơ nhện,

Giáo sư Shigeyoshi Osaki đang chơi đàn violin có dây kéo làm bằng tơ nhện, tại phòng thí nghiệm của ông ở thành phố Kashihara, miền tây Nhật Bản

“Trong nhóm sợi thông thường bện lại, có nhiều không gian trống giữa từng sợi tơ,” ông nói. “Cái chúng tôi thu được là không để lại khoảng trống giữa các sợi tơ. Nó làm cho dây tơ bền hơn. Sợi bện như thế này có mọi loại ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta”. Osaki đã khai thác 300 con nhệ cái Nephila để có chất liệu thô dùng trong nghiên cứu của mình.

Sức bền và dẻo dai của tơ nhện chẳng phải là khám phá gì mới mẻ. Những nghiên cứu trước đây cho thấy nó có thể chịu được nhiệt độ cao và tác động của tia tử ngoại.

Osaki từng chế tạo một sợi dây cáp quay từ tơ nhện mà theo ông trên lí thuyết nó có thể chịu được sức nặng 600 kg.

Sản phẩm mới nghiên cứu của ông đang gây sóng góp trong giới nhạc sĩ. Họ không ngớt lời tán dương chất lượng vô đối của dây đàn violin làm bằng tơ nhện vì “tính mềm mại và âm sắc du dương” của chúng.

“Những người chơi violin chuyên nghiệp cho biết họ có thể nói rõ sự khác biệt” là âm thanh phát ra từ dây đàn trên cây Stradivarius hay cây violin 1200 USD của Osaki.

“Sản phẩm của tôi là cái có ý nghĩa khoa học, nhưng tôi cũng muốn tạo ra cái được chấp nhận bởi những con người bình thường trong xã hội,” Osaki nói.

Các chi tiết nghiên cứu của Osakia sẽ công bố trên tạp chí Physical Review Letters.

Alpha Physics – thuvienvatly.com
Nguồn: AFP

Mời đọc thêm