Nhà hóa học giành giải Nobel: Còn rất nhiều việc tôi chưa làm xong

Hiệp Khách Quậy Không hài lòng với việc giành giải Nobel cho nghiên cứu của ông về chất xúc tác palladium, Ei-ichi Negishi nói ông vẫn có rất nhiều việc phải làm. Bài phỏng vấn của tạp chí New Scientist. Xin mời đọc tiếp.

Không hài lòng với việc giành giải Nobel cho nghiên cứu của ông về chất xúc tác palladium, Ei-ichi Negishi nói ông vẫn có rất nhiều việc phải làm. Bài phỏng vấn của tạp chí New Scientist.

Xin chúc mừng ông! Ông cảm thấy thế nào khi nghe tin mình giành giải Nobel?

Đó là những ngày toàn phỏng vấn và ăn mừng, tôi chỉ ngủ có 4 giờ trong hai ngày đầu, nhưng tôi vẫn đến lớp dạy sau khi nghe tin mình giành giải.

Ông đã ăn mừng như thế nào?

Mặc dù trường Đại học Purdue, nơi tôi làm việc, là một trường đại học khô khan, nhưng tôi đã chia sẻ vài ly rượu mừng với ngài hiệu trưởng.

 

Ei-ichi Negishi học ở Nhật và Mĩ. Hiện nay, ông là giáo sư hóa học tại trường Đại học Purdue, West Lafayette, Indiana

Ông và người bạn đồng chí cùng nhận giải được ghi nhận cho việc sử dụng palladium làm chất xúc tác, thí dụ như trong chế tạo thuốc kháng ung thư Taxol. Cái gì khiến cho palladium đặc biệt như vậy?

Là một chất xúc tác, nó thực hiện ba hoặc bốn bước vi mô cho phép hai phân tử hữu cơ phản ứng và nối lại với nhau thông qua một liên kết carbon-carbon mới. Nếu bất kì một bước vi mô nào gặp trở ngại, thì phản ứng sẽ không xảy ra, nhưng palladium có đủ tính đa mặt để làm chúng phản ứng hết.

Có cái gì mà palladium không thể làm không?

Đa số các chất quan trọng của tự nhiên có phân tử “phi đối xứng”, cho nên chúng hoặc là thuận trái hoặc là thuận phải chứ không thuận cả hai bên. Các nhà hóa học đã biết cách làm thế nào tạo ra các liên kết C-H và C-O, nhưng điều quan trọng nhất – sự hình thành liên kết C-C bất đối xứng – vẫn bị bỏ lại đằng sau. Khi tạo ra các liên kết C-C mới, palladium cho bạn một sự pha trộn cả hai loại, cho nên tôi hi vọng tìm ra những chất xúc tác mới cho sự hình thành liên kết C-C chỉ mang lại cho bạn loại này hoặc loại kia thôi. Tôi nhận thấy sự kết hợp zirconium và nhôm là có phản ứng.

Điều gì đã truyền cảm hứng cho ông tập trung vào phát triển các chất xúc tác kim loại ?

Nhiều năm trước đây, khi tôi bắt đầu nghiên cứu hóa học, tôi bị ám ảnh bởi dãy kim loại chuyển tiếp. Chúng là một lũ đa tài trong bảng tuần hóa học đấy.

Việc tổng hợp các hợp chất từ mớ tạp nham là một quá trình sáng tạo. Nó là nghệ thuật hay là một khoa học?

Tôi làm việc với bảng tuần hoàn hóa học đặt trước mặt mình mọi lúc, và tiếp cận mọi thử thách dưới dạng ba hạt: các proton tích điện dương; các electron tích điện âm và các neutron trung hòa điện. Đó là khoa học.

Các quá trình gốc sinh học thường lấn át giải Nobel hóa học trong những năm gần đây. Ông có hài lòng là giải thưởng năm nay được trao cho một công trình “thuần túy” hóa học không?

Với ý kiến riêng của mình, tôi rất hài lòng. Tôi cũng vui là những người đồng thắng giải Richard Heck và Akira Suzuki cũng được công nhận, mặc dù có ít nhất nửa tá người khác nữa cũng đáng được ghi công.

Ông có giữ bằng sáng chế nào cho phản ứng xúc tác palladium của mình không?

Không – và đây phần nào là có chủ ý, vì như thế mọi người cảm thấy tự do sử dụng cái chúng tôi đã phát triển.

Hiện nay ông đã thắng giải Nobel, sắp tới ông định làm gì?

Mục tiêu tối hậu [của tôi] là có thể tổng hợp bất cứ phân tử nào mà chúng tôi muốn. Có lẽ chúng tôi đã đi được nửa chặng đường

Nguồn: New Scientist

Mời đọc thêm