Giải Nobel Hóa học 2010: Hóa học hữu cơ đăng quang

Hiệp Khách Quậy Giải Nobel Hóa học 2010: Hóa học hữu cơ đăng quang Xin mời đọc tiếp.

Giải Nobel Hóa học năm nay được trao cho Richard F. Heck, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki "cho phương pháp ghép nối liên kết xúc tác palladium trong sự tổng hợp hữu cơ".

Richard F. Heck, công dân Mĩ. Sinh năm 1931 ở Springfield, MA, Hoa Kì. TIến sĩ năm 1954 ở trường Đại học California Los Angeles (UCLA), CA, Hoa Kì. Giáo sư tại Đại học Delaware, Newark, DE, Hoa Kì.

Ei-ichi Negishi, công dân Nhật. Sinh năm 1935, ở Changchun, Trung Quốc (trước thuộc Nhật Bản). Tiến sĩ năm 1963 ở trường Đại học Pennsylvania, Philadelphia, PA,  Hoa Kì. Giáo sư hóa học tại Đại học Purdue, Lafayette, IN, Hoa Kì.

Akira Suzuki, công dân Nhật. Sinh năm 1930 ở Mukawa, Nhật Bản. Tiến sĩ năm 1959. Giáo sư Đại học Hokkaido, Đại học Sapporo, Nhật Bản.

 

 

Giải Nobel Hóa học năm nay trao cho Richard F. Heck, Ei-ichi NegishiAkira Suzuki cho sự phát triển phương pháp ghép nối liên kết xúc tác palladium. Công cụ hóa học này đã cải thiện đáng kể khả năng cho các nhà hóa học chế tạo các hóa chất phức tạp, thí dụ như các phân tử gốc cacbon phức tạp như các phân tử do tự nhiên sinh ra.

Hóa học (hữu cơ) gốc cacbon là cơ sở của sự sống và là nguyên do cho vô số hiện tượng thiên nhiên hấp dẫn: màu sắc của những bông hoa, chất độc ở rắn và các chất tiêu diệt vi khuẩn như penicillin. Hóa học hữu cơ cho phép người ta chế tạo các hóa chất của tự nhiên; phát huy khả năng của cacbon là cung cấp một giàn xương bền vững cho các phân tử chức năng. Ngành hóa học đã mang lại cho nhân loại những loại thuốc y khoa mới và các chất liệu mang tính cách mạng như plastic.

Để chế tạo ra những hóa chất phức tạp này, các nhà hóa học cần phải có thể liên kết các nguyên tử cacbon lại với nhau. Tuy nhiên, cacbon có tính bền và các nguyên tử cacbon không dễ gì phản ứng với nhau. Những phương pháp đầu tiên do các nhà hóa học sử dụng để liên kết các nguyên tử cacbon lại với nhau, vì thế, xây dựng trên các kĩ thuật đa dạng nhằm làm cho cacbon có hoạt tính hơn. Những phương pháp như vậy hoạt động được khi chế tạo các phân tử đơn giản, nhưng khi tổng hợp các phân tử phức tạp hơn thì các nhà hóa học đi đến chỗ bế tắc vì có quá nhiều sản phẩm phụ không mong muốn có mặt trong ống nghiệm của họ.

Phương pháp ghép nối liên kết xúc tác palladium giải quyết được vấn đề đó và cung cấp cho các nhà hóa học một công cụ chính xác hơn và hiệu quả hơn để tổng hợp các chất. Trong phản ứng Heck, phản ứng Nigishi và phản ứng Suzuki, các nguyên tử cacbon bắt gặp một nguyên tử palladium, gắn kết chúng lên đó, kích hoạt phản ứng hóa học xảy ra.

Phương pháp ghép nối liên kết xúc tác palladium được sử dụng trong nghiên cứu khắp thế giới, cũng như trong sản xuất thương mại các chế phẩm thuốc và các phân tử dùng trong ngành công nghiệp điện tử.

Nguồn: NobelPrize.org

Mời đọc thêm