Nhà toán học Nga vẫn chưa chịu nhận giải thưởng Thiên niên kỉ?

Hiệp Khách Quậy Một giải thưởng trị giá một triệu đô la dành cho người giải được một trong những bài toán khó nuốt nhất thuộc lĩnh vực toán học đã được quyết định trao cho một nhà toán học người Nga, nhưng vấn đề thật sự là không biết ông... Xin mời đọc tiếp.

Một giải thưởng trị giá một triệu đô la dành cho người giải được một trong những bài toán khó nuốt nhất thuộc lĩnh vực toán học đã được quyết định trao cho một nhà toán học người Nga, nhưng vấn đề thật sự là không biết ông có đồng ý nhận giải hay không.

‘Ẩn sĩ’ Grigority Perelman được công nhận là đã chứng minh được phỏng đoán Poincaré, một trong bảy bài toán giải thưởng Thiên niên kỉ do Viện Toán học Clay (CMI) bầu chọn vào năm 2000 là một trong những bài toán quan trọng nhất chưa được giải xong thuộc toán học.

alt
alt
Không biết lần này nhà toán học ẩn dật Grigority Perelman có chịu nhận giải thưởng lớn hay không?

Phỏng đoán trên, do Henri Poincaré đề xuất vào năm 1904, liên quan đến tính chất của các quả cầu trong không gian ba chiều. Nếu chúng ta buộc một cái vòng xung quanh một quả cầu hai chiều, thí dụ như vỏ của một quả cam, thì nó luôn luôn có thể co lại thành một điểm. Điều tương tự không đúng với hình vành khăn, vì cái vòng đi qua lỗ chính giữa thì không thể co lại. Poincaré quả quyết rằng điều này cũng đúng trong không gian ba chiều đối với một quả cầu.

Perelman công bố một phép chứng minh vào năm 2002, nhưng kể từ đó đã vỡ giấc mộng toán học và rút lui khỏi cộng đồng toán học. Năm 2006, ông từ chối nhận huy chương Fields cho nghiên cứu của mình, một giải thưởng thường được mô tả là giải Nobel toán học.

Chủ tịch CMI, James Carlson, đang chờ xem Perelman có hành động tương tự đối với giải thưởng Thiên niên kỉ hay không. “Có lẽ cần có thời gian trước khi ông ta đưa ra quyết định của mình”, ông nói. Phỏng đoán Poincaré là bài toán duy nhất trong bảy bài toán Thiên niên kỉ được giải xong, tính cho đến nay, và số phận của số tiền giải thưởng là không rõ ràng nếu như Perelman từ chối không nhận.

Theo New Scientist


Mời đọc thêm