Các nhà vật lí Nhật Bản khắc phục hậu quả động đất

Hiệp Khách Quậy Các nhà vật lí ở Nhật Bản đang đánh giá tình trạng của các cơ sở nghiên cứu của quốc gia sau hậu quả cơn dộng đất và sóng thần hôm thứ sáu rồi. Cơn động đất 8,9 độ Richter, với tâm chấn nằm ngoài khơi cách bờ biển phía đông... Xin mời đọc tiếp.

Phức hợp Nghiên cứu Máy gia tốc Proton Nhật bản (J-PARC) trị giá 1,5 tỉ đô la, nằm cách Sendai 200 km về hướng nam. Sendai là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất. J-PARC vẫn ngừng hoạt động trong ít nhất ba ngày nữa trong khi các thủ tục kiểm tra an toàn đang được triển khai.

Các nhà vật lí ở Nhật Bản đang đánh giá tình trạng của các cơ sở nghiên cứu của quốc gia sau hậu quả cơn dộng đất và sóng thần hôm thứ sáu rồi. Cơn động đất 8,9 độ Richter, với tâm chấn nằm ngoài khơi cách bờ biển phía đông Nhật Bản 130 km, đang gây tàn phá khốc liệt đối với vùng bờ biển phía đông nước này. Khi thiên tai vừa lắng, nay các nhà khoa học đang bắt đầu ước tính mức độ thiệt hại đối với hạ tầng nghiên cứu của quốc gia.

Hiện nay, Phức hợp Nghiên cứu Máy gia tốc Proton Nhật bản (J-PARC) trị giá 1,5 tỉ đô la, thiết bị đi vào hoạt động cách đây đã hai năm, vẫn trong tình trạng đóng cửa và sẽ ngừng hoạt động ít nhất là ba ngày nữa trong khi người ta tiến hành kiểm tra tình trạng an toàn. Nằm ở bờ biển phía đông Nhật Bản, cách Sendai – một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất - chừng 200 km về phía nam, cơ sở nghiên cứu này hiện đã có điện nhưng vẫn chưa có nước chảy. J-PARC là cơ sở sản xuất nhiều loại hạt như neutron, muon, kaon và neutrino từ ba máy gia tốc: một máy gia tốc thẳng 200 MeV; một synchrotron proton 3 GeV; và một synchrotron proton 50 GeV.

Tuy nhiên, theo giám đốc J-PARC, ông Shoji Nagamiya cho biết thì phòng thí nghiệm trên không bị ánh sáng bởi sóng thần vì cơ sở được xây dựng với đủ sức chống chịu với con sóng cao 10 m. “Thật may là không ai ở J-PARC bị thương”, Nagamiya cho biết. “Cũng chẳng có vấn đề bức xạ trục trặc nào”.

Một đánh giá sơ bộ từ phía các nhà nghiên cứu đã chiến đấu hàng giờ đồng hồ để tới cơ sở trên hôm chủ nhật cũng cho biết rằng trận động đất không gây thiệt hại đáng kể đối với công trình xây dựng tại J-PARC nhờ các tiêu chuẩn xây dựng nghiêm khắc. Tuy nhiên, đường đi quanh khu nghiên cứu bị hỏng nghiêm trọng với những vết nứt rộng đến 50 cm. Nagamiya cho biết ông không chắc là phải mất bao lâu nữa thì cơ sở trên mới hồi sinh và hoạt động trở lại.

Masatoshi Arai, giám đốc đại diện của Cơ sở Vật liệu Sống (MLF) ở J-PARC, cơ quan điều hành nguồn phá vỡ neutron của cơ sở trên, cho biết thêm rằng không có viên chức MLF nào bị thương trong trận động đất. Tuy nhiên, ông cho biết tấm bia thủy ngân dùng để sản sinh neutron đã bị dịch chỗ 30 cm và mặc dù quy mô thiệt hại cho đến nay là chưa rõ, nhưng có thể mất sáu tháng nữa thì MLF mới trở lại như bình thường.

Các kết quả bị hoãn lại

Trong khi đó, thí nghiệm Tokai to Kamioka (T2K), thí nghiệm sản sinh neutrino từ synchrotron proton 30 GeV của J-PARC và gửi chúng đến máy dò hạt khổng lồ SuperKamiokande nằm cách xa 300 km trong một mỏ quặng dưới lòng đất ở thành phố Hida, dường như vẫn bình an vô sự. David Wark, ở trường Imperial College London và là cựu phát ngôn viên quốc tế của T2K, cho biết thí nghiệm trên vẫn đang chạy lúc động đất, nhưng nó đã được ngừng ngay và kể từ hôm đó vẫn chưa được khởi động lại.

“Tình trạng của thí nghiệm và các máy gia tốc là chưa rõ ràng”, ông nói. “Có một số thiệt hại bên ngoài đối với các tòa nhà và một số thiệt hại đối với đường xá và các dịch vụ do động đất gây ra. Tuy nhiên, các cơ sở chính được trụ vững trên những cọc nhồi chạm tới nền đá bên dưới cho nên hi vọng sự thiệt hại sẽ ít thôi”. Cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào đi vào các tòa nhà trên, cho nên không thể đánh giá thiệt hại đối với các thí nghiệm.

Wark cho biết trận động đất hôm thứ sáu tuần trước xảy ra chỉ vài ba phút trước khi các nhà nghiên cứu T2K chuẩn bị trình bày những kết quả đầu tiên của họ thu được ở cơ sở này. Những kết quả đó sẽ công bố vào thứ tư ngày mai tại một hội nghị kính thiên văn neutrino ở Venice.

Trong khi đó, phòng thí nghiệm vật lí năng lượng cao KEK, nằm cách Tokyo 50 km về phía đông bắc, ở Tsukuba, đã thành lập một đội ứng cứu khẩn cấp động đất, đứng đầu là Atsuto Suzuki, tổng giám đốc KEK. Đội sẽ bắt đầu thẩm tra các cơ sở trong tuần này. Trong một bài phát biểu, phòng thí nghiệm trên cho biết họ có một số thiệt hại về nhà cửa và cơ sở, tuy nhiên không có báo cáo nào về tình trạng thương vong tại địa điểm trên.

Hitoshi Murayama, giám đốc Viện Vật lí và Toán học Vũ trụ (IPMU), cơ quan có trụ sở tại trường Đại học Tokyo, cho biết không có sự thiệt hại đối với cơ sở vật chất của trường học trên và tòa nhà IPMU. Tuy nhiên, Murayama rất quan tâm đến các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Tohoku ở Sendai, ngôi trường nằm sâu 10 km trong đất liền. “Trong khi tôi biết không có sự sụp đổ công trình xây dựng nào, nhưng sự thiết điện, nước và khí đốt, và sự thiếu hụt thực phẩm đang trở nên cấp thiết”.

Cuối cùng, ba nhà nghiên cứu ở J-PARC, cùng những nhà khoa học ở nơi khác, đã được gửi đến lò phản ứng Fukushima để tiến hành khảo sát phóng xạ. Kể từ trận động đất hôm thứ sáu, đã có hai vụ nổ xảy ra tại cơ sở trên. Các kĩ sư hiện đang bơm nước biển vào lò phản ứng để ngăn chặn sự tan chảy có thể xảy ra của nhiên liệu hạt nhân.

Nguồn: physicsworld.com

Mời đọc thêm