Cần bao nhiêu nhà khoa học cho một khám phá?

Hiệp Khách Quậy Athene Donald (Telegraph) Nếu bạn nhờ một người nào đó kể tên một nhà khoa học thì có khả năng nhất cái tên Albert Einstein sẽ hiện lên trong đầu họ. Hình ảnh mang tính biểu tượng của một thiên tài đơn thương độc mã trong văn phòng... Xin mời đọc tiếp.

Cái thời riêng một thiên tài làm nên thế giới, như trường hợp Albert Einstein, đã qua rồi.

  • Athene Donald (Telegraph)

Nếu bạn nhờ một người nào đó kể tên một nhà khoa học thì có khả năng nhất cái tên Albert Einstein sẽ hiện lên trong đầu họ. Hình ảnh mang tính biểu tượng của một thiên tài đơn thương độc mã trong văn phòng làm việc đìu hiu để viết lên phương trình quen thuộc E = mc2 đã kết tinh trong suy nghĩ của nhiều người. Tôi rất nghi ngờ chuyện làm khoa học khá tài tử như thế, nhưng có lẽ thời đại ngày nay một câu chuyện như vậy không có khả năng xảy ra nữa rồi.

LHC), có thể gồm hàng trăm người, nếu không nói là hàng nghìn.

Albert Einstein

Stephen Hawking xem Einstein (ảnh), Galileo, Newton và Descartes là những người anh hùng của ông.

Một trong những khám phá nổi bật nhất của thế kỉ 20 là bộ mã của sự sống trong chuỗi xoắn kép ADN. Trong trường hợp này, khám phá rõ ràng không phải là sản phẩm của một bộ não cô đơn tự mình giải quyết vấn đề trong cô độc. Thay vậy, như James Watson mô tả cụ thể trong quyển sách Chuỗi Xoắn Kép, ông và Francis Crick đã lắc lư các ý tưởng trong một quán rượu ở Cambridge và đã xây dựng các mô hình vật chất trong phòng thí nghiệm. Những mô hình này đã giúp họ hình dung ra những phương thức trong đó các phân tử tạo nên ADN có thể sắp xếp cho khớp với những hình ảnh tia X chất lượng cao mà họ được Maurice Wilkins bí mật cho xem trộm. Những hình ảnh này có được là nhờ một nhân vật quan trọng thứ tư trong khám phá trên, Rosalind Franklin.

Như vậy, mặc dù không được công khai rộng rãi nhưng khám phá ra chuỗi xoắn kép đã được thực hiện bởi một đội liên ngành gồm bốn người: hai nhà chụp ảnh tinh thể (Wilkins và Franklin), một nhà sinh học (Crick) và một nhà vật lí (Watson). Linus Pauling, nhà hóa học người Mĩ đoạt giải Nobel, đã từng thử giải quyết vấn đề đó từ trước, nhưng thất bại, ông cho công bố một bài báo có một sai sót căn bản (ở những góc liên kết) và đã được một người cộng sự phát hiện ra kịp thời.

Có một sức mạnh đa năng và cố gắng giải quyết vấn đề từ một góc nhìn cá nhân, hay một ngành bộ môn, ngày nay có lẽ là không đủ để có được một đột phá cần thiết. Tôi tin rằng thời đại của nhà khoa học anh hùng đơn thương độc mã đã là quá khứ rồi. Những thách thức mà chúng ta đối mặt quá đa phương và bao la nên một trí tuệ đơn lẻ không thể làm nên trò trống gì nữa.

Có lẽ bạn sẽ hỏi, “Nhưng còn boson Higgs thì sao? Đó là thành tựu của một con người: Peter Higgs chứ.” À, không đâu. Có một vài nhà lí thuyết đang nghiên cứu vấn đề này đồng thời (hồi 50 trước). Chẳng lẽ đặt tên hạt theo tất cả tên của họ, nhưng không thể nói họ không có đóng góp gì quan trọng. Đây là chuyện có khả năng khiến Ủy ban Xét giải Nobel phải nhức mình nhức óc khi lựa ra người nào đáng để trao giải; điều lệ giải hạn chế trao một giải cho tối đa có ba người thôi. Nhưng đâu phải chỉ có các nhà lí thuyết đóng góp cho “khám phá” ra boson Higgs. Không có người nào trong số họ dám mơ tưởng tới giải Nobel nếu không có những đội quốc tế, liên ngành làm việc tại LHC. Những đội hợp tác lớn như vậy là tiêu biểu cho cách những đột phá chính được thực hiện.

Dự án Bộ Gen Người và hậu thân của nó, Encode, một lần nữa liên quan đến những nhóm hợp tác quốc tế lớn, liên ngành, những hệ quả của nó có tiềm năng ảnh hưởng đến mỗi một người trong chúng ta.

Chúng ta có thể nghĩ xa tới thời đại y khoa cá nhân hóa, khi việc điều trị được kê đơn và tối ưu hóa theo bộ gen của riêng chúng ta. Sẽ một thời gian nữa chúng ta mới tiến tới mục tiêu đó và có những thách thức, nhiều trong số đó không thuộc về khoa học thuần túy. Chúng ta phải xem xét làm thế nào phát triển từ khám phá khoa học đến một sản phẩm đầu cuối tác động đến từng cá nhân. Như vậy khoa học chỉ là sự khởi đầu của một quá trình lâu dài, trong đó không có nhiều việc cho một cá nhân thiên tài làm và có nhiều việc để làm với giai đoạn D của R&D (Research & Development - Nghiên cứu và Phát triển).

Thời đại của nhà khoa học vĩ đại có thể nghiên cứu lúc nhàn rỗi, làm việc đơn độc đã không còn nữa. Những thiên tài mang tính anh hùng ca của trí tưởng tượng công chúng đã thuộc về lịch sử. Quy luật đã và đang hình thành, và sẽ tiếp tục tiến triển, là làm việc trong những đội liên ngành. Ngay cả khi có những đột phá khoa học, thì đó chỉ mới là bắt đầu. Việc phát triển các ý tưởng thành cái hữu ích cho nhân loại mới là trọng tâm và cần có nhiều con người cùng góp sức làm sáng tỏ nền khoa học cơ sở. Với sự cấp thiết ngày một cao, nó cũng đòi hỏi sự tham gia và hiểu biết của những người làm chính sách và đông đảo công chúng; nếu không có sự tham gia toàn diện này thì nhiều hướng nghiên cứu triển vọng có lẽ không bao giờ có thể trở thành hiện thực.

Athene Donald (Telegraph)
Trần Nghiêm dịch

Mời đọc thêm