LHC: những con số bạn nên biết

Hiệp Khách Quậy Bằng cách chiếu hai chùm proton chạy ngược chiều lao vào nhau đến gần tốc độ ánh sáng, Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) tại CERN có thể cho chúng va chạm vỡ ra thành từng mảnh và sử dụng những máy dò hạt khổng lồ của nó để phân tích các... Xin mời đọc tiếp.

Bằng cách chiếu hai chùm proton chạy ngược chiều lao vào nhau đến gần tốc độ ánh sáng, Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) tại CERN có thể cho chúng va chạm vỡ ra thành từng mảnh và sử dụng những máy dò hạt khổng lồ của nó để phân tích các mảnh vỡ đó tìm kiếm dấu hiệu của những viên gạch cấu trúc của Vũ trụ.

Trong số những viên gạch cơ bản này là boson Higgs, một hạt bí ẩn và không bền là chìa khóa để tìm hiểu Vũ trụ được tạo nên từ cái gì và hoạt động ra sao. Hôm nay, 4/7, hai thí nghiệm chính tại LHC, ATLAS và CMS, đã tổ chức họp báo công bố kết quả khám phá ra boson Higgs, hay ít nhất là một hạt giống như thế.

 Máy dò hạt CMS tại Máy Va chạm Hadron Lớn ở CERN.

Máy dò hạt CMS tại Máy Va chạm Hadron Lớn ở CERN.

Dưới đây là một số con số có lẽ bạn chưa biết về LHC.

26,659km: chu vi chính xác của vành đai khổng lồ mà những chùm proton chạy trong đó.

9.300: số nam châm dùng để lái các chùm proton trong tầng hầm.

-271.3oC: nhiệt độ của mỗi nam châm, chúng được làm lạnh bằng nitrogen lỏng và helium lỏng. Hệ thống làm lạnh của LHC đủ tư cách để xem LHC là chiếc máy lạnh lớn nhất hành tinh.

11.245: số vòng mà mỗi hạt trong số hàng nghìn tỉ proton trong một chùm hạt chạy hết chu vi của LHC trong mỗi giây. Điều này có nghĩa là chúng chuyển động ở tốc độ bằng 99,9999991% tốc độ ánh sáng.

Không có cái gì khác: chẳng có cái gì khác bên trong máy gia tốc LHC. Để ngăn các chùm proton va chạm với các phân tử khí, chúng được gia tốc trong một chân không cực cao có mức trống rỗng ngang ngữa với không gian vũ trụ ngoài xa.

Trần Nghiêm – Thuvienvatly.com
Nguồn: Telegraph

Mời đọc thêm