250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí (Phần 30)

Hiệp Khách Quậy Nhà vật lí Brian Greene viết, “Phát minh kính thiên văn và việc Galileo cải tiến và sử dụng nó đã đánh dấu sự ra đời của phương pháp khoa học hiện đại và thiết lập vũ đài cho việc đánh giá lại hoàn toàn về vị thế của chúng ta trong... Xin mời đọc tiếp.

Kính thiên văn

1608

Hans Lippershey (1570-1619), Galileo Galilei (1564-1642)

Nhà vật lí Brian Greene viết, “Phát minh kính thiên văn và việc Galileo cải tiến và sử dụng nó đã đánh dấu sự ra đời của phương pháp khoa học hiện đại và thiết lập vũ đài cho việc đánh giá lại hoàn toàn về vị thế của chúng ta trong vũ trụ. Một dụng cụ mang tính công nghệ đã làm bộc lộ một cách thuyết phục rằng vũ trụ còn có nhiều thứ hơn so với các giác quan không được bổ trợ của chúng ta cảm nhận.” Nhà khoa học máy tính Chris Langton tán thành, ông lưu ý rằng, “Không thứ gì địch lại kính thiên văn. Không dụng cụ nào khác từng khởi xướng một sự tái thiết rộng khắp như thế về thế giới quan của chúng ta. Nó buộc chúng ta chấp nhận rằng trái đất (và chính chúng ta) chỉ là một bộ phận của vũ trụ rộng lớn hơn.”

Vào năm 1608, người thợ mài kính người Đức-Hà Lan Hans Lippershey có lẽ là người đầu tiên phát minh ra kính thiên văn, và sau đó một năm, nhà thiên văn người Ý Galileo Galileo đã chế tạo một kính thiên văn với số phóng đại chừng ba lần. Sau đó ông làm thêm những chiếc kính khác có số phóng đại lên tới 30 lần. Mặc dù kính thiên văn ngày xưa được thiết kế để quan sát các vật thể ở xa bằng ánh sáng nhìn thấy, nhưng kính thiên văn hiện đại thì bao gồm nhiều dụng cụ có khả năng khai thác các vùng khác của phổ điện từ. Kính thiên văn khúc xạ sử dụng thấu kính để tạo ảnh, còn kính thiên văn phản xạ dùng một cấu hình gương cho mục đích này. Kính thiên văn phản truyền sử dụng gương và thấu kính.

Một anten thuộc Ma trận Rất Lớn

Một anten thuộc Ma trận Rất Lớn (VLA) dùng để nghiên cứu tín hiệu đến từ các thiên hà vô tuyến, các quasar, pulsar, và nhiều nguồn khác.

Thú vị làm sao, nhiều khám phá thiên văn quan trọng với kính thiên văn đều diễn ra bất ngờ. Nhà thiên văn vật lí Kenneth Lang viết trên tờ Science, “Galileo Galilei hướng chiếc kính thiên văn nhỏ mới chế tạo của ông lên bầu trời, và thế là bắt đầu việc các nhà thiên văn sử dụng các kính thiên văn mới lạ để thám hiểm vũ trụ không thể nhìn thấy trước đôi mắt trần. Cuộc tìm kiếm cái không nhìn thấy đã đưa đến nhiều khám phá quan trọng bất ngờ, bao gồm bốn vệ tinh lớn của Mộc tinh, Thiên Vương tinh, tiểu hành tinh đầu tiên Ceres, vận tốc thụt lùi lớn của các tinh vân xoắn ốc, sự phát xạ vô tuyến từ Ngân Hà, các nguồn tia X vũ trụ, các vụ nổ tia gamma, pulsar vô tuyến, pulsar đôi cùng với dấu hiệu về bức xạ hấp dẫn, và bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Vũ trụ có thể quan sát là một bộ phận khiêm tốn trong một vũ trụ mênh mông hơn nhiều, chờ được khám phá, thường là với những cách ít ngờ tới nhất.

Kính thiên văn khúc xạ Thaw 30 inch

Các mhân viên của đài thiên văn đứng ngồi bên cạnh kính thiên văn khúc xạ Thaw 30 inch tại Đại học Pittsburgh ngay trước khi nó được hoàn thiện vào năm 1913. Một người ngồi ngay trên đối trọng cần thiết để giữ cân bằng cho chiếc kính thiên văn.

XEM THÊM. Vũ trụ nhật tâm (1543), Khám phá Vành sao Thổ (1610), Micrographia (1665), Thị sai sao (1838), Kính thiên văn Hubble (1990).

250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí | Clifford A. Pickover
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm