250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí (Phần 19)

Hiệp Khách Quậy Lịch sử tên lửa hiện đại có thể truy nguyên qua vô số thí nghiệm cho đến nhà toán học và kĩ sư Hi Lạp cổ đại Hero xứ Alexandria, người đã phát minh ra một dụng cụ kiểu tên lửa gọi là aeolipile sử dụng hơi nước làm sức đẩy. Động... Xin mời đọc tiếp.

Động cơ phản lực của Hero

50

Hero (hay Heron) xứ Alexandria (khoảng 10 – khoảng 70 sCN), Marcus Vitruvius Pollio (khoảng 85 tCN – khoảng 15 sCN), Stesibius (khoảng 285 – khoảng 222 tCN)


 

Lịch sử tên lửa hiện đại có thể truy nguyên qua vô số thí nghiệm cho đến nhà toán học và kĩ sư Hi Lạp cổ đại Hero xứ Alexandria, người đã phát minh ra một dụng cụ kiểu tên lửa gọi là aeolipile sử dụng hơi nước làm sức đẩy. Động cơ của Hero gồm một bình cầu gắn trên một két nước. Ngọn lửa bên dưới két tạo ra hơi nước đi qua các ống dẫn vào bình cầu. Hơi nước thoát ra qua hai ống uốn cong ở hai phía đối diện của bình cầu, cung cấp đủ sức đẩy để bình cầu quay tròn. Do lực ma sát trong vòng bi, nên động cơ của Hero không quay nhanh dần mà đạt tới một tốc độ ổn định.

Cả Hero và kĩ sư La Mã Vitruvius đều hứng thú với những loại dụng cụ cấp lực bằng hơi nước này, với nhà phát minh Hi Lạp Ctesibius cũng thế. Các nhà nghiên cứu lịch sử khoa học không chắc động cơ của Hero có được sử dụng với bất kì mục đích thực tiễn nào vào thời ấy hay không. Theo Tập san Khoa học Hàng quý 1865, “Kể từ thời Hero, chúng ta chẳng hề nghe nói gì tới ứng dụng của hơi nước mãi cho đến đầu thế kỉ mười bảy. Trong một công trình công bố vào khoảng năm 1600, động cơ của Hero được khuyến nghị dùng để làm quay các que xiên thịt, ưu điểm lớn nhất của nó là những người dự tiệc thịt nướng có thể cảm thấy dễ chịu là bắp đùi không bị que xiên thịt cào trúng (khi không có con mắt giám sát của bà nội trợ), vì thú vui mút đầu ngón tay lấm láp của anh ta.”

Động cơ phản lực và động cơ tên lửa hoạt động dựa trên Định luật Ba Newton về Chuyển động, nói rằng với mỗi tác dụng (lực tác dụng theo chiều này) có một phản tác dụng (lực theo chiều ngược lại) ngược chiều và bằng về độ lớn. Người ta có thể chứng kiến nguyên lí này vận hành khi một quả bong bóng được bơm căng, không buộc miệng được thả vào không trung. Máy bay sức đẩy phản lực đầu tiên là chiếc Heinkel He 178 của Đức, nó bay lần đầu tiên vào năm 1939.

Động cơ của Hero

John R. Bentley đã chế tạo và chụp ảnh bản sao của ông về Động cơ của Hero quay gần như êm ắng ở tốc độ 1500 vòng/phút với áp suất hơi nước chỉ bằng 1,8 pound trên inch vuông, tạo ra khí thải ít đến bất ngờ.

XEM THÊM. Các định luật Newton về Chuyển động và Lực hấp dẫn (1687), Định luật Chất khí Charles (1787), Phương trình Tên lửa Tsiolkovsky (1903).

250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí | Clifford A. Pickover
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm