Tàu Hayabusa đã trở về... nhưng có bụi tiểu hành tinh hay không thì phải chờ xem

Hiệp Khách Quậy ... Xin mời đọc tiếp.

Hôm qua, một đội khoa học bay vào vùng rừng núi Australia để thu hồi thiết bị vũ trụ Nhật Bản mà họ hi vọng có chứa những mẫu tiểu hành đầu tiên từ trước đến nay có thể cung cấp các manh mối về sự tiến hóa của hệ mặt trời.

Tàu thám hiểm Hayasuba đã trở về Trái đất sau một hành trình bảy năm, 6 tỉ km, bốc cháy lúc đi vào khí quyển thành một quả cầu lửa ngoạn mục ngay sau khi thả ra thiết bị khoa học trên.

Đây là lần đầu tiên một phi thuyền đã hạ cánh thành công lên trên một tiểu hành tinh và quay trở về Trái đất.

 alt

Tàu Hayabusa và capsule của nó băng qua bầu trời gần Glendambo, miền nam Australia.

 alt

Trong bức ảnh này chụp với một thấu kính mắt cá, con tàu vũ trụ và capsule đã thắp sáng bầu trời khi chúng đi trở vào khí quyển của trái đất.

Seiichi Sakamoto ở Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), cơ quan phóng con tàu trên hồi năm 2003, cho biết họ thật “hài lòng” đã thu hồi được capsule trên, đặc biệt sao một số trục trặc kĩ thuật đã hoãn sự quay về của Hayabusa mất ba năm.

“Đó là một thử thách công nghệ hết sức khó khăn, và chúng tôi đã làm mọi thứ để khắc phục các sự cố từng bước một”, ông nói. “Đây là một thành tựu mà chúng tôi có thể thực hiện đơn giản vì chúng tôi chưa bao giờ dám hi vọng”.

Hôm qua, hai chiếc trực thăng đã đưa các nhà khoa học đến nơi hạ cánh của capsule trên ở khu vực cấm Woomera, một khu quân sự xa xôi cách thủ phủ Adelaide bang Nam Australia 300 km về hướng tây bắc.

 alt

Ảnh minh họa phương thức Hayabusa thu gom vật liệu vũ trụ trên bề mặt tiểu hành tinh Itokawa.

Có thể mất nhiều giờ để thu hồi capsule và các mẫu vật đã thu gom, chúng sẽ được đưa về Nhật Bản nghiên cứu sao một loạt phép đo nhằm bảo vệ capsule và hàng hóa của nó.

Nhà khoa học NASA Scott Sandford, một trong các thành viên đội khoa học sẽ nghiên cứu các mẫu trên, cho biết họ đã thở phào nhẹ nhõm khi thấy con tàu vũ trụ đi trở vào khí quyển và thấy capsule “của quý” của họ đã tách ra thành công và bung dù rơi về Trái đất.

Hayabusa đã đến tiểu hành tinh tên gọi Itokawa vào năm 2005.

 alt

Trong hình vẽ này, một bình chứa hình đĩa, ở chính giữa, thiết bị người ta trông đợi đang mang về các mẫu vật vũ trụ của tiểu hành tinh Itokawa, tách khỏi phi thuyền Hayabusa, ngay đúng lúc nó vừa về tới Trái đất.

Sau khi chụp các bức ảnh từ mọi góc độ của tiểu hành tinh dài 500 m Itokawa, Hayabusa đã hạ cánh lên đó hai lần vào cuối năm 2005.

Phi thuyền được thiết kế để bắn ra một viên đạn vào bề mặt của tiểu hành tinh và sẽ nghiền và tống vật chất qua một cái ống dài vào bình thu gom mẫu. Không có sự chắc chắn nào là viên đạn thật sự được bắn ra, các nhà khoa học cho biết như vậy, nhưng họ tin rằng sự tác động của việc hạ cánh của cái ống sẽ buộc một số vật liệu bay lên vào đi vào buồng thu gom.

“Chúng ta có lẽ có cơ hội lấy được mẫu là 50%”, Sakamoto nói.

Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản cho biết mục tiêu của dự án trị giá 200 triệu USD trên là nhằm tìm hiểu nguồn gốc và sự tiến triển của hệ mặt trời, đồng thời đặt nền tảng cho các sứ mệnh thu gom mẫu trong tương lai.

Sakamoto cho biết bất kì mẫu vật nào lấy từ một tiểu hành tinh, vốn được xem là những viên gạch xây dựng của các hành tinh, cũng có thể làm sáng tỏ thêm về nguồn gốc của Trái đất.

 alt

Capsule thu gom mẫu của tàu thám hiểm tiểu hành tinh Hayabusa sau khi hạ cánh thành công gần Woomera, Nam Australia.

Các nhà khoa học hi vọng nghiên cứu xem tiểu hành tinh trên hình thành như thế nào và khi nào, các tính chất vật lí của nó, những vật thể nào có thể đã từng tiếp xúc với nó, và gió mặt trời và bức xạ ảnh hưởng đến nó như thế nào.

Hayabusa ban đầu được dự tính cho quay về Trái đất vào năm 2007 nhưng một loạt trục trặc kĩ thuật – bao gồm sự hỏng hóc các động cơ ion của nó, các bánh xe điều khiển bị hỏng, và sự cố nguồn cấp lưu điện – khiến nó đã bỏ lỡ chuyến bay về quỹ đạo Trái đất mãi cho đến năm nay.

Nếu Hayabusa thật sự mang về các mẫu tiểu hành tinh, nó sẽ là phi thuyền thu gom mẫu vũ trụ thứ tư trong lịch sử - bao gồm vật chất mặt trời thu gom bởi các sứ mệnh Apollo, vật chất sao chổi do phi thuyền Stardust mang về, và vật chất mặt trời do sứ mệnh Genesis thu gom.

Phân tích sơ bộ các mẫu sẽ được thực hiện bởi một đội khoa học người Nhật, Mĩ và các nhà khoa học Australia ở Nhật Bản.

Sau một năm, các nhà khoa học trên thế giới sẽ có thể truy cập vật liệu tiểu hành tinh để nghiên cứu.

 alt

Tiểu hành tinh Itokaea, đặt theo tên Hideo Itokawa, cha đẻ của ngành khoa học tên lửa ở Nhật Bản.

  • Trần Duy Khắc (theo Daily Mail)


Mời đọc thêm