Trái đất chao đảo vì những tiểu hành tinh Ceres và Vesta

Hiệp Khách Quậy Tạp chí Astronomy & Astrophysics vừa công bố những mô phỏng dạng số của sự tiến triển lâu dài của quỹ đạo của những tiểu hành tinh Ceres và Vesta, chúng là những vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh, nằm giữa Hỏa tinh và Mộc... Xin mời đọc tiếp.

Ceres

Ảnh Ceres do Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA thực hiện. Ảnh: NASA, ESA, J.-Y. Li (Đại học Maryland) và G. Bacon (STScI).

Tạp chí Astronomy & Astrophysics vừa công bố những mô phỏng dạng số của sự tiến triển lâu dài của quỹ đạo của những tiểu hành tinh Ceres và Vesta, chúng là những vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh, nằm giữa Hỏa tinh và Mộc tinh. Ceres có khối lượng nhỏ hơn Trái đất 6000 lần và nhỏ hơn Mặt trăng gần 80 lần. Vesta thì nhỏ hơn gần bốn lần so với khối lượng của Ceres. Các nhà khoa học phát hiện hai tiểu hành tinh này, lâu nay người ta nghĩ là chúng có quỹ đạo hòa bình trong vành đai tiểu hành tinh, có ảnh hưởng đến những láng giềng to lớn của chúng, đặc biệt là Trái đất. Sự ảnh hưởng này được thể hiện trong những tính toán thiên văn mới trên máy tính do Jacques Laskar ở Đài thiên văn Paris cùng các đồng nghiệp của ông công bố.

 vesta

Phi thuyền Rạng đông của NASA đã chụp bức ảnh này của Vesta với camera của nó vào hôm 1 tháng 7 năm 2011. Bức ảnh chụp ở cự li cách Vesta 100.000 km. Ảnh: NASA/JPL-Caltech/UCLA/MPS/DLR/IDA.

Mặc dù nhỏ bé, nhưng Ceres và Vesta tương tác hấp dẫn với nhau và với những hành tinh khác thuộc hệ mặt trời. Do những tương tác này, nên chúng liên tục bị hút hoặc đẩy nhẹ ra khỏi quỹ đạo ban đầu của chúng. Các tính toán cho thấy, sau thời gian nhất định, những tác dụng này không trung bình triệt tiêu nhau. Vì thế, các vật thể rời khỏi quỹ đạo ban đầu của chúng và, quan trọng hơn, quỹ đạo của chúng bị nhiễu loạn, nghĩa là chúng ta không thể dự đoán trước vị trí của chúng. Hai vật thể trên còn có xác suất lớn va chạm với nhau, ước tính là 0,2% trên mỗi tỉ năm. Nhưng chưa hết, Ceres và Vesta còn tương tác hấp dẫn với Trái đất, mà quỹ đạo của Trái đất cũng trở nên không thể dự đoán trước sau 60 triệu năm. Điều này có nghĩa là độ lệch tâm của Trái đất, cái ảnh hưởng đến sự biến thiên khí hậu trên bề mặt hành tinh chúng ta, không thể được truy nguyên đến lùi hơn 60 triệu năm trước đây. Đây thật sự là tin không hay cho các nghiên cứu cổ khí hậu học.

Khám phá bất ngờ này đến cùng lúc khi hai vật thể trên là mục tiêu của sứ mệnh Rạng đông của NASA. Phi thuyền Rạng đông sẽ chạm trán Ceres vào tháng 2 năm 2015. Hiện nay, Rạng đông đang tiến đến gần Vesta, và chuyến bay sớt qua sẽ diễn ra vào thứ bảy ngày mai, 16/7/2011.

Nguồn: Astronomy and Astrophyisics, PhysOrg.com

Mời đọc thêm