Thiên hà M106

Hiệp Khách Quậy Nổi bật trong bức ảnh cảnh quan vũ trụ này là thiên hà xoắn ốc lớn, đẹp rạng ngời, Messier 106. Góc nhìn rộng gần hai độ qua kính thiên văn hướng về phía chòm sao Lạp Khuyển (Canes Venatici), gần đầu mũi của chòm Đại Hùng (Big Dipper).... Xin mời đọc tiếp.

Thiên hà 106

Nổi bật trong bức ảnh cảnh quan vũ trụ này là thiên hà xoắn ốc lớn, đẹp rạng ngời, Messier 106. Góc nhìn rộng gần hai độ qua kính thiên văn hướng về phía chòm sao Lạp Khuyển (Canes Venatici), gần đầu mũi của chòm Đại Hùng (Big Dipper). Còn gọi là NGC 4258, M106 có đường kính khoảng 80.000 năm ánh sáng và ở cách chúng ta 23,5 triệu năm ánh sáng, nó là thiên hà lớn nhất của nhóm thiên hà Canes II. Đối với một thiên hà ở xa như thế, khoảng cách đến M106 được biết rõ một phần là vì nó có thể được đo trực tiếp bằng cách theo dõi maser nổi bật của thiên hà này (sự phát xạ laser vi sóng). Là một hiện tượng rất hiếm gặp nhưng xảy ra trong tự nhiên, sự phát xạ maser được tạo ra bởi các phân tử nước trong các đám mây phân tử quay xung quanh lõi thiên hà hoạt động của chúng. Một thiên hà xoắn ốc nổi bật khác xuất hiện trong quang cảnh, với góc nhìn gần như nghiêng tại rìa, là NGC 4217, nó nằm bên dưới và phía phải M106. Khoảng cách đến NGC 4217 được biết nhỏ hơn nhiều, ước tính khoảng 60 triệu năm ánh sáng.

Ảnh: Phil Keyser

Nguồn: NASA

Mời đọc thêm