2014 là năm nóng kỉ lục trên Trái đất

Hiệp Khách Quậy Nhiệt độ toàn cầu trong năm 2014 đã phá vỡ các kỉ lục trước đây, khiến 2014 là năm nóng nhất kể từ năm nóng kỉ lục 1880, theo báo cáo của các nhà khoa học Mĩ hôm 16 tháng 1. Xin mời đọc tiếp.

Nhiệt độ toàn cầu trong năm 2014 đã phá vỡ các kỉ lục trước đây, khiến 2014 là năm nóng nhất kể từ năm nóng kỉ lục 1880, theo báo cáo của các nhà khoa học Mĩ hôm 16 tháng 1.

Mỗi lục địa đều lập kỉ lục nóng vào năm rồi, và Thái Bình Dương thì ấm bất thường mặc dù chẳng có hoạt động El Niño. Cái ấm trên đất liền và trên biển phá vỡ các kỉ lục trước đó được lập vào năm 2005 và 2010, theo các nhà khoa học NASA và NOAA (Tổng cục quốc gia Hải dương và Khí quyển Hoa Kì).

2014 là năm nóng kỉ lục trên Trái đất

Bản đồ mã màu biểu diễn số liệu chênh lệch nhiệt độ toàn cầu năm 2014 so với nhiệt độ trung bình của thế kỉ 20. Ảnh: Trung tâm Du hành Vũ trụ Goddard, NASA

Trong năm 2014, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 0,60 C (độ Celsius) so với nhiệt độ trung bình 14,0 C của thế kỉ 20. 5 tháng lập kỉ lục nóng mới là: 5, 6, 8, 9 và 12. Lần gần đây nhất hành tinh chúng ta lập một kỉ lục mới lạnh theo tháng là hồi năm 1916.

Chín trong 10 năm nóng nhất kỉ lục đã xuất hiện kể từ năm 2000, tiếp tục đợt gia tăng không ngừng nghỉ nhiệt độ toàn cầu bị chi phối bởi sự phát thải khí nhà kính của con người, theo NASA và NOAA.

“Chính hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân cho phần lớn xu hướng dài hạn đó,” phát biểu của Gavin Schmidt, giám đốc Viện nghiên cứu Vũ trụ Goddard thực thuộc NASA ở New York.

Hồi năm ngoái, hàm lượng carbon dioxid trong khí quyển lần đầu tiên đạt tới 400 phần triệu, mức cao nhất trong lịch sử loài người. Sự phát thải khí nhà kính tiếp tục sẽ còn mang lại những năm nóng kỉ lục trong tương lai gần.

10 NĂM NÓNG KỈ LỤC (1880 – 2014)

Xếp hạng
1 = Nóng nhất

Năm

Chênh lệch so với nhiệt độ trung bình (độ C)

1

2014

0,69

2

2010

0,65

2

2005

0,65

4

1998

0,63

5

2013

0,62

5

2003

0,62

7

2002

0,61

8

2006

0,60

9

2009

0,59

9

2007

0,59

Nguồn: NOAA

Chu trình khí hậu El Niño của Thái Bình Dương giải phóng lượng nhiệt và hơi ẩm rất lớn vào trong khí quyển. El Niño 1997-1998 đã phá kỉ lục nhiệt độ toàn cầu tính đến lúc ấy; 1998 là năm nóng thứ tư trên bảng xếp hạng. Nhưng kỉ lục nhiệt độ năm 2014 đã được lập mà không có El Niño. Đó là bởi vì thế giới đã ấm hơn so với 10 hoặc 100 năm trước.

2014 cũng được công nhận là năm nóng nhất bởi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA), một trong bốn tổ chức theo dõi thời tiết hàng đầu trên thế giới. Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2014 của JMA là nóng hơn 0,63 C so với nhiệt độ trung bình của thế kỉ 20, JMA công bố hôm 6/1. Trung tâm Hadley của Anh cũng theo dõi nhiệt độ toàn cầu nhưng chưa công bố số liệu cuối cùng của họ. (NASA và NOAA là hai tổ chức theo dõi nhiệt độ hàng đầu còn lại.)

Tháng 2 năm 1985 là lần gần đây nhất nhiệt độ toàn cầu giảm xuống dưới mức trung bình hàng tháng của thế kỉ 20, nghĩa là chẳng có ai trẻ hơn 29 tuổi từng sống qua một tháng lạnh hơn trung bình, theo lời Marshall Shepherd, giám đốc Chương trình Khoa học Khí quyển, Đại học Georgia.

Có một khu vực lạnh đáng chú ý hồi năm ngoái: miền trung và miền đông Bắc Mĩ đã chịu một mùa đông 2013-2014 lạnh khủng khiếp. Tuy nhiên, theo báo cáo NOAA thì các vùng thuộc miền đông và trung Australia, đông Siberia, châu Âu và miền trung Nam Mĩ cũng bị thiêu đốt dưới sức nóng kỉ lục của năm 2014.

Nguồn: LiveScience, EarthSky.org

Mời đọc thêm