Ba nhà vật lí lão làng giành Huy chương Dirac 2013

Hiệp Khách Quậy Trung tâm Vật lí Lí thuyết Quốc tế Abdus Salam (ICTP) ở Trieste, Italy, vừa công bố trao tặng Huy chương Dirac 2013 cho ba nhà khoa học có công trình nghiên cứu sâu rộng đã mang đến những tiến bộ lớn trong vũ trụ học, thiên văn vật lí học, và... Xin mời đọc tiếp.

Trung tâm Vật lí Lí thuyết Quốc tế Abdus Salam (ICTP) ở Trieste, Italy, vừa công bố trao tặng Huy chương Dirac 2013 cho ba nhà khoa học có công trình nghiên cứu sâu rộng đã mang đến những tiến bộ lớn trong vũ trụ học, thiên văn vật lí học, và vật lí học cơ bản: Thomas W B Kibble, Philip James E Peebles và Martin Rees. Mỗi nhà khoa học này sẽ nhận được giải thưởng là 5.000 USD.

Thomas W B Kibble, Philip James E Peebles và Martin Rees

Thomas W B Kibble, Philip James E Peebles và Martin Rees (từ trái sang). (Ảnh: Thomas Angus/Imperial College London; CC BY 2.0; The Kavli Foundation)

Đối xứng tự phát

Thomas Kibble là vị giáo sư danh dự tại trường Imperial College London, ông đã có những đóng góp căn bản cho kiến thức của chúng ta về sự phá vỡ đối xứng tự phát – quá trình tâm điểm của cơ chế Higgs. Thật vậy, trong một Peter Higgs đã nêu tên Kibble là một trong ít nhất năm nhà lí thuyết khác đáng được tôn vinh vì đã dự đoán sự tồn tại của boson Higgs. Kibble còn nghiên cứu tầm quan trọng của sự phá vỡ đối xứng trong một ngữ cảnh vũ trụ học – nghiên cứu cái xảy ra lúc một đối xứng “biến mất” khi vũ trụ tiến hóa từ Big Bang.

Băng xuyên vũ trụ

Philip Peebles là nhà vũ trụ học lí thuyết giữ hai danh hiệu giáo sư danh dự tại trường Đại học Princeton ở Mĩ, ông nghiên cứu các vấn đề đa dạng từ sự tổng hợp nguyên tố nhẹ cho đến bản chất của vũ trụ tối. Vào những năm 1960, Peebles đã dự đoán một số đặc điểm quan trọng nhất của bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB). Ông còn định lượng sự kết tập thiên hà thành những cấu trúc vĩ mô theo thời gian và giữ vai trò đi đầu trong việc phát triển các lí thuyết “vật chất tối lạnh”.

Trung tâm của bóng đêm

Martin Rees là vị giáo sư danh dự tại trường Đại học Cambridge ở Anh, nơi ông đã trải qua phần lớn quãng đời sự nghiệp của mình. Giống như Peebles, Rees cũng thực hiện nghiên cứu tiên phong về CMB và vào năm 2005 hai người họ đã cùng chia nhau 500.000 USD Giải thưởng Crafoord với James Gunn cho nghiên cứu của họ về tìm hiểu cấu trúc vĩ mô của vũ trụ. Rees còn có nhiều thành tựu khác trong lĩnh vực thiên văn vật lí học, trong đó có thể kể là nghiên cứu của ông về nguồn gốc của các quasar và dự đoán rằng có những lỗ đen siêu khối ẩn náu tại tâm của các thiên hà.

Ngoài những thành tựu nghiên cứu, Rees còn hoạt động tích cực trong hoạch định chính sách khoa học và dân chủ hóa các ý tưởng khoa học. Ông là tác giả của một số quyển sách phổ biến khoa học. Vào năm 2011, Rees được trao Giải Templeton trị giá 1 triệu bảng Anh cho tầm nhìn sáng suốt của ông về bản chất của vũ trụ “đã mang đến những câu hỏi thiết yếu đương đầu với những hi vọng và sợ hãi sâu sắc nhất của nhân loại”. Ông là chủ tịch Hội Hoàng gia (Anh) từ năm 2005 đến 2010.

Ba nhà khoa học đã nhận giải thưởng hôm qua 08/8/2013. Kể từ năm 1985, giải thưởng Dirac được tổ chức trao tặng thường niên vào ngày 8 tháng 8, nhân kỉ niệm ngày sinh của nhà vật lí lí thuyết người Anh Paul Dirac. Dirac là một người bạn thân thiết của ICTP, trung tâm do nhà vật lí giành giải Nobel Abdus Salam sáng lập vào năm 1964 có mục tiêu xúc tiến khoa học ở thế giới đang phát triển.

Theo physicworld.com

Mời đọc thêm