Edward Witten giành Huy chương Newton 2010

Hiệp Khách Quậy ... Xin mời đọc tiếp.

alt

Edward Witten giảnh Huy chương Isaac Newton 2010 (Ảnh: Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton)

Nhà tiên phong của lí thuyết dây Edward Witten đã giành Huy chương Isaac Newton 2010 của Viện Vật lí cho “nhiều đóng góp xuất sắc của ông đã làm biến chuyển các lĩnh vực lí thuyết hạt, lí thuyết trường lượng tử và thuyết tương đối rộng”.

Huy chương quốc tế trên tặng cùng với một giải thưởng trị giá 1000 bảng Anh và được trao cho “những đóng góp xuất sắc cho vật lí học”. Nó sẽ được trao tại một buổi lễ diễn ra ở London vào thứ sáu này (02/07), tại đó Witten sẽ đọc một bài thuyết trình nói về những thành tựu nghiên cứu của ông.

Witten hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey, Mĩ, và thường được xem là một nhân vật hàng đầu trong sự phát triển của lí thuyết dây. Lí thuyết dây gợi ý rằng các hạt sơ cấp như electron và photon chỉ là những biểu hiện của lớp bản chất cơ bản hơn nhiều được mô tả bởi các dây một chiều, dài 10–35 m. Ban đầu, nó được thiết lập để mô tả lực mạnh tác dụng lên các quark và gluon, lí thuyết dây sớm trở thành một tiềm năng cho “lí thuyết của tất cả” có thể hợp nhất lực hấp dẫn với ba lực kia trong tự nhiên.

Các phương pháp tính toán mới

Việc biểu diễn lại các hạt dưới dạng dây đòi hỏi 10 hoặc 11 chiều, khiến rất khó thực hiện những phép tính thực tế, thí dụ như chỉ rõ cái gì sẽ xảy ra khi hai electron va chạm nhau. Witten đã xử lí vấn đề đó bằng cách sửa đổi cơ sở toán học của lí thuyết hạt, tạo ra những phương pháp mới dùng để thực hiện các phép toán trong nội bộ lí thuyết dây.

Giáo sư Dame Jocelyn Bell Burnell, chủ tịch Viện Vật lí, phát biểu: “Tính căn nguyên, cái nhìn vật lí và sức mạnh toán học của giáo sư Witten đã làm cách mạng hóa lĩnh vực nghiên cứu trên. Là một nhà vật lí lí thuyết sáng tạo nhất và có nhiều thành quả nhất, ông đã có sự tác động hết sức to lớn trong các lĩnh vực lí thuyết trường lượng tử, thuyết tương đối rộng và lí thuyết dây”.

Witten, năm nay 58 tuổi và là công dân Mĩ, lấy mảnh bằng đầu tiên của ông về ngành sử học tại trường Đại học Brandeis. Sau đó, ông vào trường Đại học Princeton, với vị cố vấn cho luận án tiến sĩ của ông là David Gross, một nhà lí thuyết dây hàng đầu khác.

  • Trần Nghiêm (theo physisworld.com)

Mời đọc thêm