Calcium – Những điều nên biết

Hiệp Khách Quậy Người La Mã đã biết điều chế vôi từ hồi thế kỉ thứ nhất nhưng họ không nhận ra nó là một kim loại. Khám phá đó diễn ra vào năm 1808. Jöns Jacob Berzelius và Pontin đã điều chế một hỗn hống calcium bằng cách điện phân vôi trong thủy... Xin mời đọc tiếp.

Số nguyên tử: 20

Kí hiệu nguyên tử: Ca

Trọng lượng nguyên tử: 40,078

Điểm nóng chảy: 842 C

Điểm sôi: 1.484 C

Nguồn gốc tên gọi: Từ calcium có xuất xứ từ tiếng Latin calx (vôi).

Khám phá: Người La Mã đã biết điều chế vôi từ hồi thế kỉ thứ nhất nhưng họ không nhận ra nó là một kim loại. Khám phá đó diễn ra vào năm 1808. Jöns Jacob Berzelius và Pontin đã điều chế một hỗn hống calcium bằng cách điện phân vôi trong thủy ngân. Khi Humphry Davy biết thông tin này, ông đã tiến thêm một bước nữa và tách lập calcium dưới dạng một kim loại tinh khiết.

Calcium

Tính chất của calcium

Calcium là một kim loại có ánh bạc và khá cứng. Nó là một trong những nguyên tố kim loại kiềm thổ. Nó liên tục tạo ra một lớp phủ nitride màu trắng trong không khí, phản ứng với nước và cháy với ngọn lửa màu vàng-đỏ.

Calcium có số lượng lớn hợp chất thiên nhiên lẫn nhân tạo được sử dụng rộng khắp.

Calcium là một thành phần của thạch nhũ và măng đá trong các hang động. Calcium carbonate có tính tan cao trong nước chứa carbon dioxide. Tính tan này gây ra sự tích lắng thạch ngũ và măng đá. Nó còn là nguyên nhân gây ra độ cứng trong nước.

Các nguồn calcium

Calcium là nguyên tố dồi dào thứ năm trong lớp vỏ Trái đất, chiếm tỉ lệ khoảng 3%. Nó là một thành phần thiết yếu của lá cây, xương, răng và vỏ bao. Nó chưa từng được tìm thấy tự do trong thiên nhiên mà thường được tìm thấy trong các khoáng chất như đá vôi, thạch cao và fluorite. Apatite là fluorophosphate hoặc chlorophosphate của calcium.

Là một kim loại, calcium được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy chloride và calcium fluoride.

Thực phẩm giàu calcium

Calcium là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho bộ xương chắc khỏe. Các thực phẩm giàu calcium, giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, gồm có sữa, sữa chua, phó mát, và pudding. Nước đậu nành và đậu phụ cũng bổ sung calcium. Rau củ quả màu xanh sậm cũng cung cấp calcium.

Công dụng của calcium

Calcium kim loại tinh khiết được dùng làm chất khử trong điều chế những kim loại khác như thorium, uranium, kẽm... Nó còn được dùng làm chất khử oxide, chất khử lưu huỳnh, và chất thụ động hóa cho những hợp kim chứa sắt và không chứa sắt. Ngoài ra, calcium có thể được dùng làm chất xúc tác hợp kim cho các hợp kim nhôm, beryllium, đồng, chì, và magnesium. Nó đóng vai trò là “chất thu khí” đối với các khí thiên nhiên trong ống chân không và những dụng cụ hút khác.

Nhiều hợp chất thiên nhiên và nhân tạo của calcium được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Một số hợp chất quan trọng là calcium arecarbide, chloride, cyanamide, hypochlorite, nitrate và sulfide.

Vôi (CaO) là một base hiệu quả cao để lọc hóa chất và có vô số công dụng. Nó được điều chế bằng cách nung vôi tôi – nghiền ra từ đá vôi – với nước được thêm vào kĩ lưỡng.

Khi trộn calcium với cát, nó làm cứng vữa và bột nhão bằng cách hấp thụ carbon dioxide từ không khí. Vì thế, nó là một thành phần quan trọng trong một số loại xi măng.

Nguồn: Los Alamos National Laboratory

Mời đọc thêm