Những con số làm nên vũ trụ - Phần 59

Hiệp Khách Quậy Giống như đa số bọn trẻ, tôi đã không chú ý lắm tới sức khỏe của mình. Ngoài một lần bị bệnh hen lúc ba tuổi phải tiêm adrenaline, cái lần tôi không nhớ gì hết, tôi thoát miễn với đa số bệnh tật của trẻ nhỏ. Tôi vẫn còn ruột... Xin mời đọc tiếp.

Gãy mạch máu xanh

Giống như đa số bọn trẻ, tôi đã không chú ý lắm tới sức khỏe của mình. Ngoài một lần bị bệnh hen lúc ba tuổi phải tiêm adrenaline, cái lần tôi không nhớ gì hết, tôi thoát miễn với đa số bệnh tật của trẻ nhỏ. Tôi vẫn còn ruột thừa và amiđan, và sau khi khỏi bệnh cha mẹ đưa tôi đến thành phố Atlantic, nên tôi xem toàn bộ trải nghiệm đó là một bài học. Đúng vậy, mỗi năm một lần đi khám bác sĩ, rồi thử máu cổ điển kiểu thập niên 1940 – một dụng cụ tiêm chích một cái lỗ trên đầu ngón tay của bạn bằng cái trông tựa như cây lao móc; mặc dù chỉ có vài giọt máu thấm trên miếng thủy tinh xét nghiệm, nhưng nó khó chịu còn hơn là có vài ống tiêm máu rút ra khỏi mạch máu trên cánh tay bạn. Vì thế, tôi vẫn tương đối bình an vô sự cho đến khi cha mẹ tôi nhận lời mời mang gia đình đến thăm vài người bạn có nuôi ngựa.

Tôi đã làm một việc rõ ràng không thỏa đáng khi nói với cha mẹ rằng tôi tuyệt đối lĩnh hội những bài học cưỡi ngựa mà họ đã dạy tôi lúc còn nhỏ. Con ngựa thì lớn hơn tôi rất nhiều và rất thất thường. Tuy nhiên, tôi là một đứa trẻ biết vâng lời, vì thế khi cha mẹ kêu tôi cưỡi ngựa, tôi đã leo lên mình một con. Một lát sau, tôi vô tình thúc nó từ cương thứ hai sang cương thứ ba hoặc thứ tư, nên con ngựa bất ngờ chạy nhanh lên và tôi bị trượt người ra phía sau con ngựa. Tôi đưa tay trái ra đỡ, nên chịu đau một chút lúc té, nhưng cũng đủ sức leo lên trở lại và hoàn tất cuộc chơi.

Cánh tay trái của tôi chẳng biết vì sao sưng lên cả đêm và mất dần cảm giác, nên cha mẹ đưa tôi đến bệnh viện khu vực để khám. Bác sĩ chụp X quang, lấy nó cho chúng tôi xem, và nói tôi bị gãy “mạch máu xanh”. Bạn có thể thấy nó hiển hiện trên phim X quang; một cái xương trong cánh tay của tôi trông giống như cái xảy ra khi bạn cố ngắt một mạch máu xanh, nó không lượn đều mà bị ngắt thành từng phần, với hai đoạn được nối lại bởi những phần mạch máu bị xước và bị tách ra một chút nhưng vẫn còn dính lại.

Chuyện xảy ra vào đầu tháng 6, và cánh tay của tôi phải bó lại trong một tháng – vào mùa hè nóng ẩm ở Illinois. Tôi chịu đau không bao nhiêu khi cánh tay còn băng kín, nhưng cái tháng đó đối với tôi dường như là dài vô hạn. Như Ogden Nash (có lẽ không phải là nhà thơ danh vọng nhất của thế kỉ 20, nhưng dễ dàng là nhà thơ thú vị nhất) từng nói, “Một niềm hạnh phúc không gì sánh nổi là khi bạn ngứa và được gãi.”

Có lẽ nền khoa học hồi giữa thế kỉ 20 ấn tượng hơn ngày nay, vì sự khác biệt giữa những thứ mà khoa học mang vào cuộc sống của một người và chuyện thường ngày của người đó mang dấu ấn hơn nhiều so với ngày nay. Hình chụp X quang của cánh tay tôi tương phản hẳn với những đồ dùng hàng ngày ví dụ như sách vở và xe đạp. Vài năm trước đây, mẹ vợ của tôi phải chụp MRI vùng vai của bà. Nó phức tạp hơn nhiều so với hình X quang ma quái của mạch máu xanh bị gãy của tôi, nhưng mọi người cần sự phức tạp đó để tiến lên phía trước. Hừm, có rất nhiều chuyện tầm phào bày ra chỉ với một cú click chuột trên Internet.

Những đứa trẻ khác thuộc thế hệ của tôi có lẽ cũng có sự trải nghiệm giống như vậy, chúng thật sự muốn biết mạch máu xanh bị gãy lành lại như thế nào. Tôi tuyệt đối không hứng thú với chuyện cánh tay mình đang lành lại như thế nào. Tôi chỉ muốn nó lành càng nhanh càng tốt để tôi vứt đi cái bực bội và tận hưởng niềm hạnh phúc không gì sánh nổi kia. Tuy nhiên, tôi thấy tò mò với tia X: làm thế nào nó có thể chụp ảnh, cho dù là ảnh mờ mờ, của cái mà mắt trần không nhìn thấy?

Khoa học tiến bộ ít nhất là trên hai trận tuyến. Một trận tuyến gồm sự xuất hiện của những lời giải thích mới cho những hiện tượng đã biết, ví dụ như khi Newton giải thích sự chuyển động của các hành tinh và Planck giải thích các đường cong cường độ bức xạ. Trận tuyến kia là khám phá ra những hiện tượng mới. Philipp von Jolly, người từng nói với Planck rằng tất cả cái còn lại trong vật lí học là lấp đầy vài ba chỗ trống còn thiếu, phạm cùng lúc cả hai sai lầm. Không những việc lấp đầy những chi tiết còn thiếu, ví dụ như Planck đã làm, mở ra những khung trời hoàn toàn mới để khám phá, mà còn có những hiện tượng mới đã được khám phá sẽ đòi hỏi những lời giải thích mà nền vật lí thế kỉ 19 hoàn toàn không có khả năng mang lại. Một trong những hiện tượng này là cái đã giúp bác sĩ chẩn đoán sự gãy mạch máu xanh của tôi chừng 60 năm sau đó.

Một số khám phá khoa học là kết quả của sự may mắn tình cờ - chuyện Alexander Fleming khám phá ra tác dụng của đám mốc penicillin trong sự kháng nhiễm khuẩn là một ví dụ hay – nhưng như Branch Rickey, một cựu quản lí của đội Dodgers từng nói, may mắn không tự dưng mà có. Vào cuối thế kỉ 19, các nhà khoa học chưa nhận thức hết bản chất của dòng điện. Họ có một quan điểm rất tốt rằng dòng điện hành xử như thế nào trong kim loại và có một quan điểm hợp lí rằng dòng điện hành xử như thế nào trong chất lỏng – nhưng hành trạng của dòng điện trong chất khí được hiểu biết nghèo nàn, và vì thế là một đề tài nghiên cứu lớn.

Những con số làm nên vũ trụ
James D. Stein
Bản dịch của Thuvienvatly.com

<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm