Những con số làm nên vũ trụ - Phần 18

Hiệp Khách Quậy Khi tôi mới lớn, những buổi chiều chủ nhật thường được dành cho cái ngày nay có thể gọi là sự bồi bổ trí tuệ. Bố mẹ ở ngoại ô của tôi khai thác lợi thế có thể tìm thấy nhiều nhà bảo tàng ở New York, và sau một hành trình ngắn... Xin mời đọc tiếp.

Chương 4

Độ không tuyệt đối

Khi tôi mới lớn, những buổi chiều chủ nhật thường được dành cho cái ngày nay có thể gọi là sự bồi bổ trí tuệ. Bố mẹ ở ngoại ô của tôi khai thác lợi thế có thể tìm thấy nhiều nhà bảo tàng ở New York, và sau một hành trình ngắn bằng xe lửa ở New York, New Haven và Hartford, chúng tôi ăn trưa tại Schrafft’s và thẳng tiến tới một nhà bảo tàng. Tôi đã khổ sở trải qua những chuyến đi đến Bảo tàng Metropolitan (trừ những bộ áo giáp, vì các hiệp sĩ thế kỉ mười lăm mặc nó trông mới lùn và ngố làm sao) nhưng tôi đã gác chúng sang bên vì tôi biết lần tới bố mẹ tôi sẽ đưa tôi đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên nước Mĩ hay, nếu tôi thật sự may mắn, đến Cung thiên văn Hayden. Cho dù là ngày nay – bất chấp sự tuyệt vời của Internet – thật khó mà tin rằng việc lướt web có thể mang lại cảm giác tuyệt vời giống như cảm giác lúc còn nhỏ khi bước chân đến cung thiên văn.

Mỗi thời khắc tại Cung thiên văn Hayden thật đáng để thưởng thức. Nó sẽ kết thúc với màn trình chiếu cung thiên văn Zeiss, đó là cái tuyệt vời hơn bất cứ cái gì tôi từng nhìn thấy trên phim ảnh, nhưng một điều vui thích nữa là thả bộ qua phần Cung thiên văn dành cho hệ mặt trời. Bạn có thể tìm thấy mình cân nặng bao nhiêu trên sao Hỏa hoặc nhiệt độ trên Pluto là bao nhiêu (đối với tôi, Pluto sẽ luôn luôn là một hành tinh). Câu hỏi lớn đối với tôi khi ấy là làm thế nào họ biết như thế?

Tôi biết chúng ta chưa từng đến Pluto, hay thậm chí là sao Hỏa – vậy làm thế nào bạn có thể đo nhiệt độ của một nơi bạn chưa từng đến? Và cho dù bạn có thể đi lên sao Hỏa hoặc Pluto, nhưng làm thế nào bạn có thể đi lên bề mặt của Mặt trời, nơi nhiệt độ được biết là 6.000 độ? Những ngôi sao khổng lồ màu xanh thậm chí còn nóng hơn nữa, với nhiệt độ bề mặt là 50.000 độ. Nhưng những con số này không thấm vào đâu so với nhiệt độ của nhật hoa, khoảng 1.000.000 độ, và lõi của mặt trời có nhiệt độ 25.000.000 độ. Làm thế nào họ biết như thế? Một cái nhiệt kế đo được 25.000.000 độ trông như thế nào?

Có một cái còn kì lạ hơn mà tôi cứ hỏi mãi: 25.000.000 độ là rất xa so với nhiệt độ ở ngoại ô New York, nhưng 400 độ dưới không, đại khái là nhiệt độ bề mặt của Pluto (đã từng là một hành tinh, luôn luôn là một hành tinh) thì có vẻ không xa lắm. Tại sao nhiệt độ nóng tới vô hạn thì được, mà không thể lạnh hơn quá nhiều so với 400 độ dưới không?

Những con số làm nên vũ trụ

Những con số làm nên vũ trụ
James D. Stein
Bản dịch của Thuvienvatly.com

<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm