Những con số làm nên vũ trụ - Phần 19

Hiệp Khách Quậy Câu hỏi có hay không một giới hạn tối hậu cho sự lạnh lần đầu tiên xuất hiện hồi thế kỉ thứ mười bảy. Thế kỉ mười bảy nổi lên hai lí thuyết giống nhau về nguyên nhân của nhiệt và sự lạnh. Lí thuyết nhiên liệu xét khả năng... Xin mời đọc tiếp.

Bản chất của cái lạnh

Câu hỏi có hay không một giới hạn tối hậu cho sự lạnh lần đầu tiên xuất hiện hồi thế kỉ thứ mười bảy. Thế kỉ mười bảy nổi lên hai lí thuyết giống nhau về nguyên nhân của nhiệt và sự lạnh. Lí thuyết nhiên liệu xét khả năng cháy theo lượng của một chất gọi là nhiên liệu; khi một chất liệu cháy, không khí hấp thụ nhiên liệu đó và đốt chất đó trở thành “bị khử phospho”. Tương tự như vậy, cái lạnh được truyền từ chất này sang chất khác; lí thuyết sinh hàn (nghe na ná thương hiệu của một loại tủ lạnh hồi thập niên 1930) cho rằng có một vật lạnh tối hậu gọi là primum frigidum (vật lạnh sơ khởi). Vật này là vật pha chế tối hậu của cái lạnh; tất cả những vật khác đều lấy cái lạnh từ nó.

Nhà vật lí lỗi lạc người Anh Robert Boyle là một trong những người đầu tiên nghiên cứu bản chất của sự lạnh bằng thí nghiệm khoa học. Có lẽ không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi mà nghiên cứu này xuất hiện vào Kỉ Băng hà Nhỏ, khi toàn châu Âu đang trải qua một thời kì lạnh kéo dài nhiều thế kỉ đạt tới cực tiểu vào khoảng thời gian có nghiên cứu của Boyle. Boyle đã cân một thùng nước, để nó ra ngoài tuyết, sau đó cân nó vào ngày hôm sau khi nước đã đóng băng. Băng chiếm một thể tích lớn hơn nước cần thiết để tạo ra nó (như có thể nhìn thấy từ những cục nước đá nổi trong cốc nước), và mặc dù băng giãn nở ra làm nứt cái thùng, nhưng băng cân nặng ngang với nước ban đầu. Nếu như nước đang hấp thụ cái gì đó từ primum frigidum, thì cái nó hấp thụ rõ ràng không có trọng lượng (ít nhất là đối với giới hạn của các dụng cụ cân hồi thế kỉ mười bảy). Boyle đã đi tới kết luận rằng các chất trở nên nóng và lạnh là do một số đặc trưng bên trong của các chất đó. Tuy nhiên, những phát triển sau đó về nhiệt động lực học phải chờ có sự phát triển của nhiệt biểu học và sự chấp thuận một thang đo định cỡ.

Những con số làm nên vũ trụ

Những con số làm nên vũ trụ
James D. Stein
Bản dịch của Thuvienvatly.com

<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm