Tình yêu ngự trị ở não chứ không phải ở tim

Hiệp Khách Quậy Nhờ khoa học hiện đại, chúng ta biết rằng tình yêu ngự trị ở não chứ không phải ở tim. Nhưng ở chỗ nào trong não – có cùng chỗ với khát vọng tình dục không? Một nghiên cứu quốc tế mới đây đăng trên tạp chí Journal of Sexual Medicine... Xin mời đọc tiếp.

Nhờ khoa học hiện đại, chúng ta biết rằng tình yêu ngự trị ở não chứ không phải ở tim. Nhưng ở chỗ nào trong não – có cùng chỗ với khát vọng tình dục không? Một nghiên cứu quốc tế mới đây đăng trên tạp chí Journal of Sexual Medicine lần đầu tiên lập một bản đồ chính xác của những cảm giác có liên hệ mật thiết với nhau này.

“Chưa có ai từng kết hợp hai cảm giác này lại với nhau để xem hình ảnh hoạt hóa hết,” phát biểu của Jim Pfaus, giáo sư tâm lí học tại trường Đại học Concordia và là đồng tác giả của nghiên cứu trên. “Chúng tôi không biết trông đợi điều gì – hai cảm giác đó có thể đi tới hoàn toàn tách biệt. Hóa ra tình yêu và khát vọng hoạt hóa riêng nhưng liên quan đến những khu vực trong não.”

 Ảnh: Aih

Ảnh: Aih

Cùng với các đồng nghiệp ở Mĩ và Thụy Sĩ, Pfaus đã phân tích kết quả từ 20 nghiên cứu độc lập khảo sát hoạt động não trong khi các đối tượng được bố trí tham gia những nhiệm vụ như xem ảnh khiêu dâm hoặc nhìn ảnh chụp của những người họ yêu thương. Gạn lọc mớ dữ liệu này, các nhà khoa học đã có thể lập một bản đồ hoàn chỉnh của tình yêu và khát vọng ở trong não.

Họ tìm thấy hai cấu trúc não đặc biệt, thùy não trước và thể vân, là nơi diễn ra chuỗi hoạt động từ khát vọng tình dục đến tình yêu. Thùy não trước là một phần vỏ não gấp sâu bên trong một khu vực giữa thùy thái dương và thùy trán, còn thể vân thì nằm ở gần đó, bên trong não trước.

Tình yêu và khát vọng tình dục làm hoạt tính những khu vực khác nhau của thể vân. Khu vực hoạt tính bởi khát vọng tình dục thường bị hoạt hóa bởi những thứ vốn ‘gây mê’ như sex hoặc thức ăn. Khu vực hoạt tính bởi tình yêu thì liên quan đến quá trình tác động bởi những thứ đi cùng với sự ban thưởng hay sự dễ chịu. Nghĩa là cảm giác khát vọng tình dục phát triển thành tình yêu, chúng được xử lí ở một nơi khác trong thể vân.

Có phần bất ngờ, khu vực này của thể vân cũng là bộ phận não đi cùng với chứng nghiện thuốc. Pfaus giải thích rằng có lí do hợp lí cho điều này. “Tình yêu thật ra là một thói quen hình thành từ khát vọng tình dục khi khát vọng tình dục được đền đáp. Nó hoạt động trong não theo kiểu giống như những người trở nên bị nghiện thuốc.”

Trong khi tình yêu có lẽ là một thói quen, nó không hẳn là một thói quen xấu. Tình yêu làm hoạt hóa những lộ trình khác nhau trong não liên quan đến sự chung thủy và kết đôi. Một số khu vực trong não thật ra kém hoạt tính hơn khi người ta cảm thấy yêu so với khi họ khát khao. “Trong khi khát vọng tình dục có một mục tiêu rất riêng, thì tình yêu trừu tượng hơn và phức tạp hơn, nên nó ít phụ thuộc vào sự hiện diện bằng xương bằng thịt của một ai đó khác,” Pfaus nói.

Theo Pfaus, khoa học thần kinh nhận thức đã cho các nhà nghiên cứu một sự hiểu biết sâu sắc về nơi trí thông minh và sự giải quyết vấn đề ngự trị ở trong não, nhưng vẫn còn rất nhiều cái để khám phá khi nghiên cứu tình yêu. “Tôi thấy bài báo này là một nền tảng quan trọng,” ông nói, “trong cái tôi hi vọng sẽ biến thành nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực khoa học thần kinh xã hội học có thể cho chúng ta biết nơi tình yêu ngự trị ở trong não.”

Trần Nghiêm – thuvienvatly.com
Nguồn: EarthSky.org

Mời đọc thêm