Con người có bị nhiễm virus máy tính không?

Hiệp Khách Quậy Một nhà khoa học tại trường đại học Reading đã trở thành người đầu tiên trên thế giới bị lây nhiễm bởi một virus máy tính. Xin mời đọc tiếp.

Một nhà khoa học tại trường đại học Reading đã trở thành người đầu tiên trên thế giới bị lây nhiễm bởi một virus máy tính.

alt

Tiến sĩ Mark Gasson

Tiến sĩ Mark Gasson, tại Khoa Kĩ thuật Hệ thống, đã làm hỏng một con chip máy tính cấy vào bàn tay của ông là một phần của nghiên cứu về sự đề kháng của con người và những rủi ro tiềm tàng của các dụng cụ cấy ghép.

Những kết quả này có thể có những ngụ ý to lớn cho các công nghệ điện toán cấy ghép sử dụng để cải thiện sức khỏe, thí dụ như máy điều hòa nhịp tim và ốc tai cấy ghép, và những ứng dụng mới tìm thấy để cải thiện sức khỏe con người.

Tiến sĩ Gasson cho biết khi công nghệ cơ sở của những cơ quan cấy này phát triển, thì chúng trở nên dễ bị tổn hại hơn trước các virus máy tính.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy công nghệ cấy ghép đã phát triển đến mức các cơ qua cấy có khả năng truyền thông tin, lưu trữ và thao tác với dữ liệu”, ông nói. “Chúng về cơ bản là những máy vi tính mini. Điều này có nghĩa là, giống như các máy vi tính chính thống, chúng có thể bị lây nhiễm bởi các loại virus và công nghệ trên sẽ cần phải bắt kịp với tiến trình này sao cho các cơ quan cấy ghép, kể cả các dụng cụ y khoa, có thể sử dụng an toàn trong tương lai”.

Tiến sĩ Gasson sẽ trình bày các kết quả của ông trong tháng tới tại Hội nghị chuyên đề quốc tế IEEE về Công nghệ và Xã hội học ở Australia, nơi ông đồng thời là chủ tọa.

Một con chip Nhận dạng Tần số Vô tuyến (RFID) đầu trên đã được cấy vào bàn tay trái của tiến sĩ Gasson hồi năm ngoái. Công nghệ RFID kém phức tạp hơn được sử dụng trong các thẻ an ninh cửa hàng để chống trộm cắp và nhận dạng thú nuôi thất lạc.

Con chip trên đã cho phép ông truy cập an toàn vào trụ sở trường đại học và điện thoại di động của ông. Nó còn cho phép ông được theo dõi và mô tả nhất cử nhất động. Một khi bị lây nhiễm, con chip bị hỏng hệ thống chính dùng để truyền thông với nó. Nếu các thiết bị khác đã kết nối với hệ thống, thì virus sẽ truyền qua chúng.

Tiến sĩ Gasson nói: “Bằng cách cho lây nhiễm cơ quan ghép của riêng tôi với một virus máy tính, chúng tôi đã chứng minh được những công nghệ này đang phát triển tiên tiến như thế nào và đồng thời có cái nhìn sơ nét về các vấn đề phát triển trong tương lai.

“Giống hệt như những người có các cơ quan cấy ghép y khoa, sau một năm có cơ quan ghép, tôi cảm thấy nó thật sự là một bộ phận của cơ thể mình. Trong khi thật thú vị vì là người đầu tiên trở nên bị lây nhiễm bởi một virus máy tính theo cách này, tôi nhận thấy nó là một kết quả hết sức bất ngờ vì cơ quan cấy kết nối mật thiết với tôi nhưng tình hình có khả năng vượt khỏi tầm kiểm soát của tôi.

“Tôi tin rằng điều cần thiết nên biết cho bước phát triển tiếp theo của chúng tôi có thể là nên hiểu chúng ta đều trở thành bộ phận máy móc mà chúng ta tìm kiếm để cải thiện bản thân mình. Thật vậy, chúng ta có thể thấy có những áp lực xã hội to lớn để có những công nghệ cấy ghép, hoặc là vì nó trở nên phổ biến như một chuẩn mực xã hội, nói thí dụ như điện thoại di động, hoặc là vì chúng ta sẽ thiệt thòi nếu chúng ta không có nó. Tuy nhiên, chúng ta phải quan tâm trước những mối đe dọa mới mà bước phát triển này mang lại”.

Theo PhysOrg.com

Mời đọc thêm