Từ trường có thể cướp đi trung tâm lí trí của não

Hiệp Khách Quậy Một nghiên cứu mới vừa tìm thấy rằng có thể dùng từ trường để gây xáo trộn một vùng trong não bộ điều khiển lí trí của con người. Xin mời đọc tiếp.

Một nghiên cứu mới vừa tìm thấy rằng có thể dùng từ trường để gây xáo trộn một vùng trong não bộ điều khiển lí trí của con người.

Sử dụng một từ trường mạnh, các nhà khoa học có thể cướp đi trung tâm lí trí của não bộ, khiến người đó khó khăn hơn trong việc phân biệt giữa ý niệm vô tội và phạm tội.

Nghiên cứu trên, có mặt trên số ra tuần này của tờ Proceedings of the National Academy of Sciences, có thể có những gợi ý to lớn không chỉ cho các nhà thần kinh học, mà còn cho cả giới luật sư và bồi thẩm.

alt
Từ trường tác dụng lên trung tâm lí trí của não có thể xáo trộn nhận thức đúng, sai của chúng ta. (Ảnh: iStockphoto)

“Một là ‘biết’ chúng tôi sẽ tìm ra lí trí ở trong não”, tiến sĩ Liane Young, một nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts và là đồng tác giả của bài báo trên, nói. “Hai là ‘chỉ ra’ được vùng não đó và làm thay đổi sự phán xét lí trí của con người”.

Trước khi các nhà khoa học có thể làm thay đổi trung tâm lí trí của não, trước hết họ phải tìm ra nó.

Young và các đồng nghiệp của bà đã sử dụng kĩ thuật ghi ảnh cộng hưởng từ chức năng để định vị một khu vực não gọi là tiếp xúc thái dương-đỉnh phải (RTPJ), nơi những nghiên cứu khác trước đây đã xác nhận có liên hệ tới sự phán xét lí trí.

Trong khi chuyển động cơ, ngôn ngữ và cả trí nhớ đã được tìm thấy tại nơi giống nhau trong từng cá nhân, thì RTPJ, nằm phía sau và bên trên tai, trú ngụ ở vị trí hơi khác nhau một chút ở từng người.

Trong thí nghiệm của họ, các nhà khoa cho 20 đối tượng đọc hàng tá câu chuyện khác nhau kể về những con người với những ý đồ tốt và xấu, mang lại những kết cục đa dạng.

Một câu chuyện tiêu biểu kể về một người bạn trai dẫn người bạn gái đi qua một chiếc cầu. Trong một số phiên bản, người bạn trai ngây thơ cùng người bạn gái đi qua cầu, chẳng có kết quả bệnh hoạn gì. Trong một số trường hợp khác, người bạn trai cố tình dẫn người bạn gái đi nhiều quá nên người bạn gái bị đau mắt cá chân.

Các đối tượng sử dụng bảy cân điểm để ghi lại xem họ trải qua tình huống đó với lí trí có chấp nhận nó hay không.

Trong khi các đối tượng đọc câu chuyện trên, các nhà khoa học thiết lập một từ trường sử dụng một phương pháp đã biết gọi là kích thích bằng từ xuyên qua sọ. Từ trường tạo ra sự lộn xộn ở các neuron cấu tạo nên RTPJ, Young nói, làm cho chúng phát ra các xung điện hỗn loạn.

Sự hỗn loạn ở trong não khiến người đó khó khăn hơn trong việc hiểu ra ý đồ của người bạn trai, Young nói, là thay vào đó làm cho các đối tượng chỉ tập trung vào kết cục của tình huống trên. Hiệu ứng trên là nhất thời và an toàn.

Khi không có từ trường tác dụng, các đối tượng tập trung hơn vào những ý đồ tốt của người bạn trai, thay vì một kết cục tồi tệ. Khi thiết đặt một từ trường lên RTPJ, các đối tượng nhất loạt tập trung vào một kết cục xấu, và câu chuyện bị xếp vào hạng gây khó chịu về mặt lí trí hơn.

Các nhà khoa học không loại bỏ vĩnh viễn tri giác lí trí của các đối tượng. Trên cân bảy điểm của các nhà khoa học, sự chênh lệch là khoảng một điểm và tính trung bình thay đổi khoảng 15%.

Con số đó không nhiều lắm, Young nói, “nhưng vẫn bất ngờ khi thấy một sự thay đổi như vậy ở một hành vi cấp cao như sự ra quyết định lí trí”.

Young cũng cho biết nghiên cứu trên là sự tương quan mà thôi; công trình của họ chỉ liên hệ RTPJ, lí trí và từ trường, chứ không chứng tỏ rạch ròi được rằng cái nào gây ra cái nào.

Nghiên cứu trên có những gợi ý mạnh mẽ không chỉ cho các nhà thần kinh học, mà cả cho giới luật sư nữa. Hàng ngày, các vị bồi thẩm phải cân đong hành vi của một cá nhân đối với những ý đồ của họ.

Nghiên cứu mới này không làm biến chuyển lĩnh vực luật pháp, theo tiến sĩ Owen Jones, giáo sư luật và sinh học tại trường đại học Vanderbilt, nhưng nó có thể “cho phép những phán xét phức tạp về trách nhiệm, sự tổn hại, và sự trừng phạt thích hợp”.

“Nghiên cứu này và những nghiên cứu khác gần đây giống như thế đang cho phép chúng ta săm soi vào sự hoạt động não rất đặc trưng là cơ sở và cho phép đưa ra các phán xét luật pháp”, Jones nói. “Việc tìm hiểu xem những quyết định hành pháp thật sự hoạt động như thế nào là một bước tiến tiềm năng quan trọng hướng đến chỗ giúp đưa ra những quyết định công bằng, chính xác và hiệu quả như chúng cần phải như thế”.

Cái nghiên cứu trên không làm được là cho phép hội đồng xét xử, hay thậm chí một cá nhân, vô tình điều khiển thiện ý nghiêng về bên nguyên hoặc bên bị. Vì quá rõ ràng là các nam châm được bật lên, nên không có khả năng cho một người hay một nhóm người, như một hội đồng xét xử, có thể lèo lái để mang đến một kết cục phi đạo đức, Young nói.

Từ trường làm cho người ta phán xét kết cục chứ không quan tâm đến những ý đồ. Liệu nó có thể làm điều ngược lại hay không, tức là làm cho người ta tập trung nhiều vào ý đồ hơn là kết cục, thì Young không rõ.

Theo abc.net.au


Mời đọc thêm