Máy bay ‘ong đực’ dành cho vệ tinh Titan

Hiệp Khách Quậy Máy bay Aviatr trông tựa như những chiếc ‘ong đực’ bay trên vùng trời Afghanistan – nhưng phi thuyền trị giá 715 triệu đô la này được thiết kế để bay trên vệ tinh lớn nhất của Thổ tinh, Titan, một vật thể tập trung sức chú ý của nhiều... Xin mời đọc tiếp.

Máy bay Aviatr trông tựa như những chiếc ‘ong đực’ bay trên vùng trời Afghanistan – nhưng phi thuyền trị giá 715 triệu đô la này được thiết kế để bay trên vệ tinh lớn nhất của Thổ tinh, Titan, một vật thể tập trung sức chú ý của nhiều nhà khoa học vì bầu khí quyển dày đặc, nhiều mây của nó.

Tàu vũ trụ Aviatr được chế tạo để chụp những bức ảnh 3D của bề mặt của vệ tinh trên, giúp các nhà khoa học xây dựng một bức tranh địa chất của vệ tinh.

Vào cuối sứ mệnh của nó, phi thuyền nặng 120 kg sẽ được thả xuống bề mặt và cố gắng hạ cánh lên những đụn cát của Titan.

Phi thuyền Aviatr trông tựa như máy bay do thám hình con ong đực đã dùng ở Afghanistan

Phi thuyền Aviatr trông tựa như máy bay do thám hình con ong đực đã dùng ở Afghanistan

Các nhà khoa học tin rằng Titan là nơi đặc biệt thích hợp cho phi thuyền nặng hơn không khí – lực hấp dẫn của vệ tinh tương đối thấp, nhưng khí quyển của nó thì dày, nghĩa là một phi thuyền nặng hơn không khí như Aviatr có thể ở trên không trung lâu hơn.

Vệ tinh Titan luôn bị những đám mây dày đặc bao phủ, và các khoa học tò mò muốn biết những gì đang nằm bên dưới những lớp mây đó.

Không giống như khí cầu – phương pháp cạnh tranh đã được đề xuất cho những sứ mệnh lên Titan – Aviatr sẽ cho phép các nhà khoa học điều khiển chính xác độ cao của nó, và xây dựng một thư viện ảnh 3D của bề mặt và thời tiết của Titan.

Titan lớn hơn Mặt trăng của chúng ta và lớn hơn cả Thủy tinh. Nhiệt độ tại bề mặt của Titan là khoảng âm 178 độ C.

Chi phí 715 triệu đô la cho sứ mệnh bao gồm phi thuyền vũ trụ cộng với một tên lửa và thiết bị hạ cánh lên bề mặt của Titan

Chi phí 715 triệu đô la cho sứ mệnh bao gồm phi thuyền vũ trụ cộng với một tên lửa và thiết bị hạ cánh lên bề mặt của Titan.

Aviatr sẽ nhanh hơn khí cầu nhiều, và sẽ sử dụng máy phát điện plutonium của nó để luôn bay trên phía ‘ban ngày’ của Titan nhằm tăng tối đa thời gian chụp ảnh của nó.

Nó sẽ chuyển sang chế độ tàu lượn để tiết kiệm năng lượng khi đang gửi hình ảnh ‘về nhà’. Giống như những phi thuyền trên trái đất, nó sẽ có một ‘mode an toàn’ giữ nó cân bằng trong khí quyển của Titan khi cần thiết – đảm bảo nó không bị thiệt hại nếu đường truyền thông tin bị trục trặc.

Aviatr cân nặng chỉ 120 kg – trong khí quyển của Titan, nó sẽ có thể trượt đi trong những khoảng thời gian lâu

Aviatr cân nặng chỉ 120 kg – trong khí quyển của Titan, nó sẽ có thể trượt đi trong những khoảng thời gian lâu

Tuy nhiên, Aviatr đã không vượt qua được vòng thẩm định tài trợ sau cùng của NASA, mặc dù chi phí 715 đô la là đã tính luôn hệ thống phân phối đưa nó lên Titan.

Một đội khoa học 30 người tại trường Đại học Idaho, đứng đầu là Jason Barnes, đã thiết kế ra Aviatr. Và họ hi vọng Aviatr sẽ được thông qua trong lần thẩm định tài trợ tiếp theo của NASA.

Jason khẳng định một phi thuyền nặng hơn không khí là cách tốt nhất để thám hiểm bầu khí quyển dày đặc của Titan – và đó là nơi khí cầu không thể đảm đương công việc được.

Lucky_Rua – thuvienvatly.com
Theo Daily Mail

Mời đọc thêm