George Biddell Airy (1801-1892)

Hiệp Khách Quậy George Airy là nhà thiên văn học Hoàng gia Anh lỗi lạc thế kỉ thứ 19, người đã tiến hành nghiên cứu quang học và lần đầu tiên chú ý đến tật loạn thị. Xin mời đọc tiếp.

George Airy là nhà thiên văn học Hoàng gia Anh lỗi lạc thế kỉ thứ 19, người đã tiến hành nghiên cứu quang học và lần đầu tiên chú ý đến tật loạn thị. Sau khi tốt nghiệp trường Trinity College, Cambridge, vào năm 1823, Airy đi làm với vai trò gia sư môn toán, nhưng sau đó trở nên nổi tiếng với tài năng của ông về tiếng Latin, Hi Lạp cổ đại, thơ văn, lịch sử, thần học, kiến trúc, kĩ thuật, địa chất học và niềm tin thời ấy gây tranh cãi của ông về sự giáo dục tách rời với tôn giáo. Năm 1826, hứng thú của Airy đối với thiên văn học tăng lên bất ngờ khi ông làm giáo sư toán học tại trường Đại học Cambridge. Ông cho xuất bản một chuyên luận mang tựa đề Chuyên luận Toán học về Thiên văn học vật lí và vào năm 1828, ông trở thành giáo sư thiên văn học và là giám đốc Đài thiên văn Cambridge.

Dưới sự quản lí của Airy, Đài thiên văn Cambridge đã phát triển rực rỡ từ công việc đơn giản là cung cấp dữ liệu cho Hải quân Hoàng gia trở thành một viện nghiên cứu chủ chốt với sự hỗ trợ của kính thiên văn Altazimuth vào năm 1847 và Vòng tròn Đi qua Airy. Các ban nghiên cứu từ học và khí tượng học sau đó đã được bổ sung và những quan sát đều đặn của vết đen mặt trời và quang phổ học đã được thực hiện theo lộ trình cụ thể, liên tục. Từ nghiên cứu nhật nguyệt thực cho đến việc đo lực hấp dẫn, các hoạt động nghiên cứu của Airy thật đa dạng, và trong đó có sự nhìn xa trông rộng của ông về việc lắp đặt tuyến điện báo xuyên đại dương đầu tiên và việc xây dựng tháp chuông Big Ben. Sau bốn lời mời của Nữ hoàng Anh, ông mới đồng ý trở thành Ngài George vào tháng 7 năm 1872. Nổi tiếng với tài châm biếm và tính cách cay độc, Airy đã tham gia một trận chiến khốc liệt với Charles Babbage trong đó ông đã thắng thế về mặt tài chính và danh vọng nhưng lại gây tổn hại cho khoa học. Sự xấu tính của Airy đã khiến ông bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt, như ông đã bỏ qua khám phá của John Adams về Hải Vương tinh và bác bỏ lí thuyết trường của Michael Faraday.

Trong lĩnh vực quang học, kính thiên văn nước của Airy đã giúp tẩy bỏ lí thuyết cổ xưa về ê te, chất liệu trong không khí mà qua đó ánh sáng truyền đi, đặt nền tảng cho Lí thuyết Tương đối của Einstein. Do bị loạn thị, ông đã chế tạo ra kính đeo mắt sửa tật thị giác đầu tiên (1825), với một mẫu thấu kính trụ vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Các đĩa nhiễu xạ mang tên ông (Đĩa Airy) được phát hiện ra trong vùng tâm cầu của một đầu sóng truyền qua một lỗ tròn nhỏ. Những vân nhiễu xạ này hình thành nên đơn vị nhỏ nhất tạo nên hình ảnh, do đó chúng xác định giới hạn của độ phân giải quang học.

Mời đọc thêm