Đã quá muộn để lo lắng rằng người ngoài hành tinh sẽ tìm thấy chúng ta

Hiệp Khách Quậy Stephen Hawking đã lo lắng về những người ngoài hành tinh. Gần đây, nhà vật lí danh tiếng này đã đề xuất rằng chúng ta không nên tiếp xúc với những nền văn minh ngoài địa cầu, rút kinh nghiệm từ chuyện xảy ra với những người Mĩ bản... Xin mời đọc tiếp.

  • Seth Shostak (Viện SETI)

Stephen Hawking đã lo lắng về những người ngoài hành tinh. Gần đây, nhà vật lí danh tiếng này đã đề xuất rằng chúng ta không nên tiếp xúc với những nền văn minh ngoài địa cầu, rút kinh nghiệm từ chuyện xảy ra với những người Mĩ bản xứ khi người châu Âu đặt chân lên vùng đá của họ. Vì bất cứ giống loài nào có thể đến thăm chúng ta cũng sẽ đã tiến bộ vượt xa nền công nghệ hiện nay của chúng ta, nên việc gặp gỡ với họ có thể là tin không hay.

Hawking đã ngoại suy những hệ quả có thể có của công việc thường nhật của tôi: một bài toán nhỏ nhưng lâu dài gọi là SETI, Tìm kiếm Sự sống thông minh Ngoài địa cầu.

Mặc dù cho đến nay chúng ta chưa phát hiện ra một âm thanh nào của người ngoài hành tinh, nhưng những cải tiến công nghệ đã khuyến khích chúng ta suy nghĩ rằng, nếu những người ngoài hành tinh hiện diện ở ngoài kia, thì chúng ta có thể sớm tìm ra họ. Đó sẽ là một cuộc cách mạng. Nhưng một số người, trong đó có Hawking, cảm thấy đây là một tai họa.

Hãy xét xem chuyện gì xảy ra nếu chúng ta thành công. Chúng ta có nên trả lời họ không? Mọi đài phát thanh đều có khả năng phát sóng ra khỏi Trái đất, mời gọi khả năng tấn công bởi một xã hội đủ tiên tiến thu lấy các tín hiệu của chúng ta.

alt

Chúng ta đã vô tình tiết lộ sự hiện diện của mình bởi sự phát đi các tín hiệu phát thanh, vô tuyến truyền hình... trong 60 năm qua. (Ảnh: Internet)

Một mặt, điều đó nghe như một kịch bản thuộc về một câu chuyện khoa học viễn tưởng rẻ tiền. Nhưng cho dù nguy cơ rủi ro là nhỏ, thì tại sao cũng không nên mạo hiểm?

Trong 3 năm qua, vấn đề này đã thành bài tập thực hành của một nhóm nhà khoa học SETI ở Học viện Quốc tế Du hành vũ trụ. Điểm then chốt của vấn đề là một sáng kiến của một vài thành viên ngăn cấm phát bất kì thông tin nào đến người ngoài hành tinh, cho dù chúng ta có nhận được một tín hiệu trước hay không.

Thật ra, việc cấm phát thông tin đi sẽ là không thực tế - và rõ ràng đã quá muộn. Chúng ta đã vô tình tiết lộ sự có mặt của mình trong 60 năm qua với hệ thống truyền phát radio, truyền hình và radar của chúng ta. Những tập đầu tiên của bộ phim I love Lucy đã chu du đến 6000 hoặc ngần ấy hệ sao, và đang đi tới những khán thính giả mới ở tốc độ một hệ mặt trời mỗi ngày. Nếu có sự sống có tri giác ở ngoài kia, thì các tín hiệu đó sẽ đi tới họ.

Việc dò tìm ra bức xạ rò rỉ này sẽ không khó khăn gì. Cường độ của nó giảm theo bình phương của khoảng cách, nhưng cho dù những người ngoài hành tinh ở gần chúng ta nhất là cách chúng ta 1000 năm ánh sáng đi nữa, thì họ vẫn sẽ có thể phát hiện ra nó miễn như công nghệ anten của họ phát triển ngang ngửa với công nghệ ấy của chúng ta trong một hoặc hai thế kỉ tới.

Vì lí do này, nên chẳng có gì không hợp lí khi nhiều người đề xuất rằng chúng ta nên chính thức cấm các tin nhắn có chủ ý trên mặt đất. Chỉ một xã hội ở gần mức độ phát triển của chúng ta mới có thể thu lấy một đài phát thanh cố ý, nhưng không thu được TV và radar. Và một xã hội ở mức độ phát triển của chúng ta thì chẳng có gì đáng ngại.

Mặt khác, đối với bất kì xã hội ngoài hành tinh nào có thể gây nguy hại với chúng ta, thì một tin nhắn có chủ ý sẽ chẳng mang lại sự khác biệt nào. Một xã hội như vậy có thể sử dụng ngôi sao của riêng họ làm một thấu kính hấp dẫn, và thậm chí nhìn thấy ánh đèn đường trên hành tinh chúng ta. Sự cảnh báo của Hawking là không thích đáng.

Những xem xét như vậy đã thúc đẩy nhóm SETI tại Học viện Quốc tế Du hành vũ trụ bác bỏ lệnh cấm truyền phát thông tin lên bầu trời. Đó là một quyết định hợp lí. Những nền văn minh ngoài địa cầu có thể đã ở ngoài kia, và chúng ta có thể học hỏi nhiều điều khi phát hiện ra họ, nhưng thật là quá đa nghi nếu chúng ta cố gắng che giấu Trái đất chỉ vì chúng ta e ngại họ có thể phát hiện ra mình.

  • Duy Khắc dịch (theo New Scientist)

Mời đọc thêm