Lần đầu tiên tìm thấy hành tinh từ một thiên hà khác

Hiệp Khách Quậy Hành tinh đầu tiên được tìm thấy đang quay quanh một ngôi sao, được cho là đến từ một thiên hà khác. Có một điều kì lạ là, ngôi sao này cũng chứa các nguyên tố nặng cần thiết để tạo nên sự sống hơn bất cứ hệ ngôi sao-hành tinh... Xin mời đọc tiếp.

Hành tinh đầu tiên được tìm thấy đang quay quanh một ngôi sao, được cho là đến từ một thiên hà khác. Có một điều kì lạ là, ngôi sao này cũng chứa các nguyên tố nặng cần thiết để tạo nên sự sống hơn bất cứ hệ ngôi sao-hành tinh nào tìm thấy trước đây.

4-astronomersfNguồn: ESO/L Calçada

Nặng hơn Mộc tinh 1,25 lần, hành tinh vừa được tìm thấy cách Trái đất 2300 năm ánh sáng đang quay quanh một ngôi sao già đang phồng lên (Mặt trời của chúng ta cũng sẽ trải qua giai đoạn này) và nhẹ hơn Mặt trời đôi chút. Johny Setiawan làm việc tại viện Max Planck về thiên văn tại Heidelberg, nước Đức và các đồng nghiệp đã tìm thấy hành tinh này bởi lực hấp dẫn của chúng làm xê dịch ngôi sao chủ.

Ngôi sao này, gọi là HIP 13044, là thành viên của nhóm sao Helmi không thường thấy. Quỹ đạo của chúng làm thành những hàng dài bên trên và bên dưới đĩa thiên hà, nơi mà Mặt trời và các ngôi sao khác trong giải Ngân hà tọa lạc. Các sao Helmi này được cho là tàn dư của một thiên hà nhỏ đã rơi vào dãi Ngân hà cách đây khoảng 6 đến 9 tỉ năm.

Sự khan hiếm kim loại

Thực ra vào năm ngoái, các nhà vũ trụ học cũng ra thông báo một hành tinh kiểu này cũng tồn tại ở gần thiên hà Andromeda, nhưng sự hiện diện của nó vẫn chưa được công nhận. Vì vậy, hành tình vừa được tìm thấy, gọi là HIP 13044 b, được thừa nhận là lần đầu tiên.

"Sự hòa trộn vũ trụ này (giữa thiên hà nhỏ và dải Ngân hà chúng ta) mang lại một hành tinh ngoại thiên hà(extragalactic-xem thêm trên wikipedia.com)," như phát biểu của Rainer Klement, cũng là thàhn viên của nhóm nghiên cứu tại Viện Max Planck.

Cùng với nguồn gốc không rõ ràng của nó, ngôi sao chủ này còn gây lúng túng cho giới khoa học vì nó chứa một vài nguyên tố nặng hơn hi-đrô và hê-li hơn bất cứ ngôi sao có hành tinh nào được tìm thấy trước đây. Phổ ánh sáng cho thấy lượng sắt trong nó vào khoảng một phần trăm lượng sắt có trong Mặt trời.   

Hành tinh này được hình thành từ đĩa bụi và khí dôi ra sau khi tạo thành sao chủ. Trong lý thuyết hình thành hành tinh đang có ưu thế hiện nay, gọi là sự tích tụ lõi, các hạt bụi tập trung lâu ngày tạo thành đá, một vài vật thể bằng đá trong số đó lớn dần lên bằng cách hút số khác và cả bụi khí quanh nó để tạo thành hành tinh khí khổng lồ kiểu như Mộc tinh.

Kịch bản bị đảo lộn

Bụi được tạo thành từ các nguyên tố nặng, vì vậy các ngôi sao cần có thời gian để trưởng thành (tổng hợp thành các nguyên tố nặng từ các nguyên tố nhẹ hơn) và phun chúng ra ngoài để tạo thành hành tinh theo như kịch bản này.

Điều này cho thấy hành tinh phải được hình thành theo cách khác, theo như Alan Boss làm việc tại Viện Carnegie ở Washington DC, người không thuộc nhóm nghiên cứu.

Boss đề ra một kiểu cơ học ngược lại và tỏ ra có ưu thế hơn, trong đó những miền đặc hơn của đĩa vật chất này sẽ co sụp lại do hấp dẫn của chúng tạo thành hành tinh. Trong kịch bản này, các hành tinh có thể tạo thành chủ yếu từ khí mà không cần phải hình thành các lỏi bằng đá như trước đây.

Chi tiết xin xem thêm trên Science (DOI: 10.1126/science.1193342)

Theo NewScientist.com

Mời đọc thêm