Lần đầu tiên tìm thấy một hành tinh ‘vô gia cư’

Hiệp Khách Quậy Một hành tinh ‘vô gia cư’ còn trẻ, lớn gấp bảy lần kích cỡ Mộc tinh và không bị ràng buộc hấp dẫn, vừa được các nhà khoa học phát hiện ra lần đầu tiên. Xin mời đọc tiếp.

Một hành tinh ‘vô gia cư’ còn trẻ, lớn gấp bảy lần kích cỡ Mộc tinh và không bị ràng buộc hấp dẫn, vừa được các nhà khoa học phát hiện ra lần đầu tiên.

Hành tinh cô đơn, có tên gọi tạm thời là CFBDSIR2149, có vẻ là ‘trẻ bụi đời’ vì nó không quay xung quanh một ngôi sao nào hết.

Đây là hành tinh cô lập đầu tiên thuộc loại của nó từng được các nhà khoa học phát hiện ra, sau hơn một thập niên tìm kiếm trong một quá trình được mô tả là “mò kim đáy biển”.

Ảnh minh họa hành tinh vô gia cư CFBDSIR2149

Ảnh minh họa hành tinh vô gia cư CFBDSIR2149

CFBDSIR2149 có tuổi từ 50 đến 120 triệu năm. Nó có nhiệt độ xấp xỉ 400 độ Celsius và được cho là một bộ phận của một nhóm gồm khoảng 30 ngôi sao rất trẻ gọi là Nhóm Di chuyển AB Doradus.

Hành tinh trên do các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Montreal phát hiện ra. Mặc dù các nhà khoa học đã biết là những hành tinh thuộc loại ‘bụi đời’ này có tồn tại, nhưng trước đây họ chưa từng quan sát thấy.

Người ta tin rằng hành tinh cô lập này có thể đã bị tống khứ ra bởi những vật thể khác trong quá trình hình thành của nó. Hi vọng nó sẽ giúp các nhà thiên văn hiểu rõ hơn các hành tinh lang thang và hành tinh ngoại, tức những hành tinh quay xung quanh những ngôi sao khác ngoài mặt trời của chúng ta ra.

Sự tồn tại của CFBDSIR2149 ủng hộ cho những lí thuyết cho rằng loại vật thể ‘vô gia cư’ này có mặt trong vũ trụ dồi dào hơn hiện nay người ta nghĩ.

123physics (thuvienvatly.com)
Theo Telegraph

Mời đọc thêm