Nhật Bản phóng phi thuyền lên Kim tinh

Hiệp Khách Quậy Cơ quan vũ trụ Nhật Bản JAXA vừa phóng sứ mệnh đầu tiên của họ lên Kim tinh. Phi thuyền Akatsuki, tiếng Nhật có nghĩa là “Rạng đông”, đã rời bệ phóng lúc 21:58 GMT ngày 20/5 từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima trên đảo Kagoshima, phía tây nam... Xin mời đọc tiếp.

Cơ quan vũ trụ Nhật Bản JAXA vừa phóng sứ mệnh đầu tiên của họ lên Kim tinh. Phi thuyền Akatsuki, tiếng Nhật có nghĩa là “Rạng đông”, đã rời bệ phóng lúc 21:58 GMT ngày 20/5 từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima trên đảo Kagoshima, phía tây nam miền trung nước Nhật. Akatsuki sẽ nghiên cứu bầu khí quyển dữ dội của hành tinh mang tên thần Vệ nữ và có thể xác nhận có hoạt động núi lửa trên bề mặt của nó hay không.

Mệnh danh là “hành tinh chị em” của Trái đất do khối lượng và kích cỡ tương đương của nó, Kim tinh có quỹ đạo gần Trái đất hơn bất kì hành tinh nào khác trong hệ mặt trời. Tuy nhiên, khí hậu của Kim tinh rất khác với trên Trái đất. Bầu khí quyển của nó chứa chủ yếu là carbon dioxide và là một thế giới ngột ngạt 460oC, với nhiệt độ cao được cho là do “hiệu ứng nhà kính phi mã”. Và trong khi Kim tinh quay tròn khoảng 6,5 km mỗi giờ, thì bầu khí quyển của nó quay tròn ở tốc độ dữ dội 360 km/h.

Nặng 500 kg và trị giá khoảng 220 triệu đô la Mĩ, Akatsuki sẽ hoạt động trong bốn năm rưỡi tới đây và có năm camera trên tàu. Hai trong số những thiết bị này hoạt động trong vùng hồng ngoại gần và sẽ nghiên cứu bề mặt của hành tinh và chuyển động của các đám mây, cũng như kích cỡ của các hạt cấu tạo nên các đám mây. Trong khi đó, một camera hồng ngoại xa sẽ đo nhiệt độ tại “đỉnh mây”, nằm cách bề mặt hành tinh khoảng 65 km.

Hai camera kia là một máy ghi hình tử ngoại để đo sulphur dioxide tại đỉnh mây và sét, và một camera chớp không khí, nó sẽ chụp lấy những lóe sáng tia sét chưa từng quan sát thấy trên Kim tinh trước đây.

alt

Phi thuyền Akatsuki của Nhật Bản rời bệ phóng ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, hôm 20/5/2010.

Akatsuki sẽ nhập cuộc cùng vệ tinh Người đưa tin Kim tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, phóng lên hồi năm 2005, và đang quay xung quanh hành tinh trên kể từ năm 2006. “Akatsuki sẽ đảm đương nhiệm vụ cung cấp thông mới về sự hình thành mây và camera chuyên dụng của nó hi vọng sẽ có thể phát hiện ra sét trong vùng quang học”, phát biểu của Håkan Svedhem, nhà khoa học dự án cho sứ mệnh Người đưa tin Kim tinh. “Chúng tôi có kế hoạch thực hiện nhiều loại quan sát hợp tsc khác nhau giữa hai phi thuyền”.

Một số trong những quan sát này, chẳng hạn, có thể là việc hai phi thuyền cùng thực hiện quan sát một cơm bão sét – Akatsuki trong vùng quang học và Người đưa tin Kim tinh trong vùng điện từ - đồng thời hai phi thuyền có thể theo dõi những đám mây quay cực nhanh trên cỡ thời gian lâu hơn nhiều với việc Người đưa tin Kim tinh hiện lên khi Akatsuki biến mất phía sau đường chân trời.

Cùng phóng lên với Akatsuki là Phi thuyền Cánh diều Liên hành tinh Gia tốc bởi Bức xạ Mặt trời (IKAROS) của JAXA, thiết bị sẽ kiểm tra khả năng sử dụng tia sáng mặt trời làm sức đẩy. Cánh buồm năng lượng mặt trời hình vuông rộng 14 m, chỉ dày 7.5 µm, đã được chế tạo từ các tế bào mặt trời màng mỏng và một chất liệu gọi là polymide. Sứ mệnh trên sẽ là phi thuyền đầu tiên sử dụng cả điện mặt trời thông qua các tế bào mặt trời gắn trên nó và sức đẩy từ lực do các tia sáng mặt trời tác dụng lên cánh buồm của nó.

Theo physicsworld.com

Mời đọc thêm