Phi thuyền Hằng Nga 4 của Trung Quốc hạ cánh lên phía tối của Mặt Trăng

Hiệp Khách Quậy Phi thuyền vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã hạ cánh lên phía tối của Mặt Trăng và bắt đầu phản hồi dữ liệu và ảnh chụp về Trái Đất. Nó là sứ mệnh đầu tiên hoạt động ở phía tối, đó là bán cầu Mặt Trăng luôn hướng ra... Xin mời đọc tiếp.

Phi thuyền vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã hạ cánh lên phía tối của Mặt Trăng và bắt đầu phản hồi dữ liệu và ảnh chụp về Trái Đất. Nó là sứ mệnh đầu tiên hoạt động ở phía tối, đó là bán cầu Mặt Trăng luôn hướng ra xa Trái Đất. Một nửa này của Mặt Trăng lởm chởm hơn nhiều và địa mạo phong phú hơn bán cầu có thể nhìn thấy từ Trái Đất và việc nghiên cứu địa chất của nó có thể cung cấp những thông tin quan trọng về cách Mặt Trăng và phần còn lại của hệ mặt trời đã hình thành.

Không có hướng nhìn trực tiếp nào từ phía Trái Đất đến nơi hạ cánh, vì thế toàn bộ quá trình truyền thông giữa Trung tâm Điều khiển Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh thuộc Cục Không gian Quốc gia Trung Hoa với Hằng Nga 4 đều thông qua một vệ tinh gọi là Queqiao.

Tàu hạ cánh chứa một vài thiết bị khoa học và một “sinh quyển” bịt kín chứa các hạt giống thực vật và trứng côn trùng mà các nhà khoa học hi vọng sẽ nở. Tàu cũng bao gồm một xe tự hành sẽ thám hiểm bề mặt chị Hằng.

Bề mặt phía tối của Mặt Trăng

Bề mặt phía tối của Mặt Trăng. Ảnh chụp bởi Hằng Nga 4 (Ảnh: CNSA)

Lớn nhất, sâu nhất và xưa nhất

Hằng Nga 4 hạ cánh trên Bồn địa Aitken-Cực Nam của Mặt Trăng, đó là một miệng hố va chạm khổng lồ có đường kính khoảng 2500 km và sau 13 km. Nó là bồn địa lớn nhất, sâu nhất và xưa nhất trên Mặt Trăng. Các nhà khoa học đã biết đá trong thềm bồn địa này có thành phần hóa học khác với đá tìm thấy trên các cao nguyên xung quanh. Một lời giải thích khả dĩ cho rằng một phần vật liệu này đã được giải phóng từ lớp bao của Mặt Trăng khi miệng hố hình thành. Sử dụng các thiết bị trên tàu nghiên cứu các loại đá này có thể đem lại những cái nhìn sâu sắc và quan trọng về thành phần lõi của Mặt Trăng – và cuối cùng là nguồn gốc của nó.

Sứ mệnh cũng sẽ theo dõi các tín hiệu vô tuyến hạ tần đến từ không gian để làm rõ phía tối của Mặt Trăng có là nơi thích hợp để làm thiên văn học vô tuyến hay không. Các nhà thiên văn tin rằng nó phải là một nơi lí tưởng cho các kính thiên văn vô tuyến bởi lẽ các thiết bị sẽ được che chắn khỏi các tín hiệu vô tuyến có nguồn gốc từ Trái Đất.

Mang tên vị nữ thần Mặt Trăng của thần thoại Trung Hoa, các sứ mệnh Hằng Nga lên Mặt Trăng đã bắt đầu vào năm 2007 với việc phóng tàu quỹ đạo Hằng Nga 1. Hằng Nga 4 ban đầu được thiết kế là bản dự phòng cho Hằng Nga 3, phi thuyền đã hạ cánh thành công lên phía sáng của Mặt Trăng vào năm 2013. Sau đó Hằng Nga 4 được xác định lại mục đích và được phóng lên ngày 7 tháng Mười Hai 2018. Vệ tinh truyền thông tin Queqiao được phóng hồi tháng Năm 2018.

Nguồn: physicsworld.com

Mời đọc thêm