Phi thuyền Parker của NASA sẽ ‘chạm’ đến Mặt Trời

Hiệp Khách Quậy NASA vừa phóng một phi thuyền lên nghiên cứu khí quyển Mặt Trời và gió mặt trời. Tàu vũ trụ Parker Solar Probe đã cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida lúc 03:33 giờ địa phương hôm 12/8/2018, tàu được mang bởi một tên lửa Delta IV.... Xin mời đọc tiếp.

NASA vừa phóng một phi thuyền lên nghiên cứu khí quyển Mặt Trời và gió mặt trời. Tàu vũ trụ Parker Solar Probe đã cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida lúc 03:33 giờ địa phương hôm 12/8/2018, tàu được mang bởi một tên lửa Delta IV. Đây sẽ là phi thuyền vũ trụ đến gần Mặt Trời nhất từ trước đến nay. Trong thời gian hoạt động bảy năm, phi thuyền sẽ thực hiện 24 vòng quỹ đạo xung quanh Mặt Trời và sẽ tiếp cận gần Mặt Trời ở cự li cách bề mặt của nó 6,1 triệu km – tức là ở bên trong quỹ đạo của Thuỷ tinh.

 

Parker Solar Probe

Parker Solar Probe của NASA sẽ là phi thuyền đến gần Mặt Trời nhất. Ảnh: NASA/John Hopkins APL/Steve Sribben

Phi thuyền từng tiếp cận Mặt Trời gần nhất cho đến nay là Helios 2, hồi năm 1976 nó đã bay cách bề mặt Mặt Trời 44,5 triệu km. Tàu Parker Solar Probe 635 kg sẽ đến đủ gần Mặt Trời để cho phép nó quan sát gió mặt trời từ hạ âm đến siêu âm và đo mức năng lượng và bức xạ xuyên qua nhật hoa. Điều này sẽ cho phép các nhà khoa học thu thập thông tin về cái làm gia tốc gió Mặt Trời cũng như các hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời, còn gọi là các hạt Mặt Trời năng lượng cao. Để làm nhiệm vụ này, Parker Solar Probe sẽ mang theo bốn thiết bị. Một thiết bị, tên gọi là FIELDS và được chế tạo bởi Phòng thí nghiệm Khoa học Vũ trụ tại Đại học California, Berkeley, sẽ đo điện trường xung quanh phi thuyền vũ trụ với năm anten dài 2 m làm bằng hợp kim niobium có thể chịu được nhiệt độ cao. FIELDS cũng sẽ chứa ba từ kế nhỏ để đo từ trường. Ba thiết bị kia gồm một máy ghi ảnh và hai máy phân tích hạt phức tạp.

Nóng hơn cả Mặt Trời 

Để chịu nhiệt độ cực cao có thể lên tới gần 1400 C, phi thuyền Parker cùng các thiết bị của nó sẽ được bảo vệ bởi một lớp chắn composite carbon dày 11,4 cm. “Chúng ta sắp tiến vào vùng chưa có phi thuyền vũ trụ nào từng dám tiếp cận trước đây – bên trong nhật hoa của một ngôi sao,” phát biểu của Nicky Fox, một nhà khoa học thuộc dự án Parker đến từ Phòng thí nghiệm Vật lí Ứng dụng John Hopkins. “Với mỗi vòng quỹ đạo, chúng ta sẽ nhìn thấy những vùng mới của khí quyển Mặt Trời và tìm hiểu về cơ học sao mà chúng ta đã mong muốn thám hiểm trong hàng thập niên qua.”

Sứ mệnh mới của NASA mang tên nhà vật lí Eugene Parker. Ông sinh năm 1927 và đã có một số đóng góp mang tính đột phá cho nhận thức của chúng ta về gió Mặt Trời, đồng thời ông cũng giải thích vì sao nhật hoa của Mặt Trời lại nóng hơn cả bề mặt của nó. Parker Solar Probe là sứ mệnh NASA đầu tiên mang tên một nhà khoa học còn đang sống. Hồi đầu năm nay, Viện Vật lí Hoa kì vừa trao tặng Parker Huy chương Thành tựu Nghiên cứu Xuất sắc.

Nguồn: physicsworld.com

Mời đọc thêm