Anders Jöns Ångström (1814-1874)

Hiệp Khách Quậy Anders Ångström là nhà vật lí, nhà toán học, và nhà thiên văn học người Thụy Điển, người thường được xem là cha đẻ của ngành quang phổ học. Xin mời đọc tiếp.

Anders Ångström là nhà vật lí, nhà toán học, và nhà thiên văn học người Thụy Điển, người thường được xem là cha đẻ của ngành quang phổ học. Công trình nổi tiếng nhất của ông là quyển atlas Các nghiên cứu về Hệ Mặt trời, tác phẩm liệt kê bước sóng của hơn 1000 vạch trong quang phổ mặt trời. Ångström trình bày các kết quả của ông theo đơn vị ngày nay mang tên ông (một phần mười triệu của một mili mét). Đơn vị Ångström (Å) chính thức được sử dụng để mô tả bước sóng của ánh sáng và trong ngành hiển vi học điện tử. Tuy nhiên, vì không phải là đơn vị SI chính thức của chiều dài, nên Ångström cuối cùng bị thay thế bởi đơn vị nano mét.

Học tại trường Đại học Uppsala, năm 1839 Ångström trở thành một thành viên của khoa, và vào năm 1858, ông kế vị ghế trưởng khoa vật lí. Là người khám phá ra hydrogen trong khí quyển mặt trời và sau này trong những ngôi sao khác, ông là người đầu tiên khảo sát quang phổ cực quang, thực hiện từ đài thiên văn Uppsala của ông. Sử dụng một lăng kính để khảo sát quang phổ, Ångström đã có thể bác bỏ lí thuyết được chấp nhận khi ấy rằng bước sóng phương bắc có nguyên nhân do ánh sáng mặt trời bị phản xạ qua những tinh thể băng hình thành trên trời. Ông chứng minh rằng vạch phổ sáng đặc trưng trong vùng ánh sáng vàng-lục là do các nguyên tử oxygen bị kích thích điện. Nhà khoa học người Thụy Điển này còn khám phá ra mối liên hệ giữa các vạch Fraunhofe trong quang phổ mặt trời và quang phổ vạch của các chất khí nóng. Trực xa kế của ông được thiết kế để đo trực tiếp bức xạ mặt trời đến được phê chuẩn là thiết bị đo chuẩn chính thức vào năm 1905. Thật trớ trêu, Ångström, con trai của một giáo sĩ, ra đời vào ngày 13 tháng 8 năm 1814 ở Lögdö (Medelpad), Thụy Điển, trong một ngày nhật thực.

Trong các nghiên cứu dẫn nhiệt, Ångström đã nghĩ ra một phương pháp định lượng nhiệt độ đối với sự dẫn điện. Nghiên cứu năm 1853 của ông về tia lửa điện đã làm sáng tỏ hai quang phổ chồng lên nhau, một từ kim loại điện cực và một từ chất khí mà nó đi qua. Nguyên lí phân tích phổ của Ångström phát biểu rằng các chất khí nóng sáng phát ra chính những vạch phổ mà chúng có thể hấp thụ. Ông còn nghiên cứu địa từ học.

Là một người khiêm tốn, kín đáo, cho nên bất chấp công trình khoa học quan trọng của ông, Ångström đã không được công nhận ngay, cho dù là ở nước ngoài hay ở quê hwong của ông. Năm 1867, ông được bổ nhiệm làm thư kí Hội Khoa học Hoàng gia ở Uppsala. Ångström còn là viện sĩ Viện Hàn lâm Stockholm, và vào năm 1870, ông trở thành ủy viên của Hội Hoàng gia London, từ đó ông nhận được Huy chương Rumford danh giá (1872).

Đơn vị Ångström – Một đơn vị đo chiều dài, bằng 10-10 hoặc 0,0000000001mét. Kí hiệu cho đơn vị Ångström là Å. Đơn vị đo này của chiều dài thường được sử dụng chính thức trong mô tả bước sóng của ánh sáng và xác định kích cỡ trong ngành hiển vi học điện tử. Nó không phải là đơn vị SI của chiều dài.

1 Å = 100 pico met = 0,1 nano met = 10-4 microns = 10-8 centi met

Đơn vị trên, cỡ bằng kích cỡ của một nguyên tử hydrogen, được đặt ra để tôn vinh nhà nhà vật lí Thụy Điển thế kỉ thứ 19 Anders Ångström (1814-1874), người đã nghĩ ra số đo trên để mô tả những bước sóng hết sức nhỏ bé có nguồn gốc từ quang phổ mặt trời. Các tác phẩm khoa học ngày nay sử dụng đơn vị Ångström để mô tả kích cỡ nguyên tử và phân tử.

Nguồn: micro.magnet.fsu.edu

Mời đọc thêm