Những con số làm nên vũ trụ - Phần 32

Hiệp Khách Quậy Ngày nay, tên gọi nhà Phục hưng thường được sử dụng một cách khá sến để truyền đạt những khả năng trong hai lĩnh vực tương đối khác biệt. Nhiều nhà tư tưởng lớn từ thế kỉ mười bốn đến thế kỉ mười bảy thật sự là những... Xin mời đọc tiếp.

William Gilbert

Ngày nay, tên gọi nhà Phục hưng thường được sử dụng một cách khá sến để truyền đạt những khả năng trong hai lĩnh vực tương đối khác biệt. Nhiều nhà tư tưởng lớn từ thế kỉ mười bốn đến thế kỉ mười bảy thật sự là những nhà Phục hưng; nhân vật tiêu biểu có lẽ là Leonardo da Vinci. William Gilbert là một điển hình khác. Ông có lẽ không nổi tiếng như da Vinci, nhưng những đóng góp của ông cho sự tiến bộ của khoa học thậm chí còn đáng nể hơn.

Gilbert ra đời vào thế kỉ thứ mười sáu, một thời kì anh hùng ca trong khoa học. Vesalius vừa cho xuất bản một quyển sách mang tính đột phá về giải phẫu học, và học thuyết vũ trụ Copernicus đang tạo ra một cơn bão lửa trí tuệ. Thật không may cho một số người trung thành của học thuyết đó, như Giordano Bruno, một đám cháy lớn đã bùng phát – và Bruno bị thiêu sống vì những quan điểm dị giáo của ông. Các quan điểm được tự do khám phá hơn ở Anh quốc, nơi Gilbert trở thành một bác sĩ Hoàng gia và là một người giải thích học thuyết Copernicus từ sớm.

Ngoài công tác y khoa, Gilbert còn đặc biệt yêu thích các hiện tượng điện và hiện tượng từ, và đã cho xuất bản tác phẩm lớn đầu tiên về đề tài này, Về nam châm và những vật từ tính, và về nam châm lớn Trái đất. Trong tác phẩm đó, Gilbert trình bày chính xác rằng Trái đất là một nam châm khổng lồ, điều đó giải thích thực tế các kim bị từ hóa luôn tự sắp theo hướng bắc-nam. Gilbert còn mô tả lực điện, ông đặt tên là vis electrica, và thật ra ông đã nghĩ ra thiết bị điện đầu tiên sử dụng một cái kim quay – vay mượn từ kim la bàn – để đo khả năng tương đối của những chất khác nhau bị hút bởi lực điện. Như Gilbert đã viết, “Khí điện khác nhiều với không khí, và vì không khí là khí của trái đất, nên các vật điện có khí đặc trưng riêng của chúng; và mỗi khí lạ có sức mạnh riêng của nó dẫn tới sự hợp nhất, chuyển động riêng của nó đến nguồn gốc của nó, đến nguồn phát của nó, và đến vật phát ra khí đó.”

Gilbert còn để ý một số khác biệt quan trọng giữa hành trạng của lực từ và hành trạng của lực điện. Ông để ý rằng lực hút điện biến mất cùng với nhiệt, còn lực hút từ thì không, vì thế ông kết luận hai lực đó là khác nhau. Điều này thật ra không đúng – trước hết, vì từ tính của một vật có thể bị hủy bởi một lượng nhiệt cực cao, và quan trọng hơn, như đã khám phá, hai hiện tượng thật ra là những biểu hiện của cùng một lực – nhưng nghiên cứu của Gilbert là một bước quan trọng hướng đến một nền văn minh có thể khai thác năng lượng điện. Thật không may, mất hơn hai thế kỉ sau khi Gilbert qua đời thì bước tiếp theo mới được triển khai.

>> Xem thêm: William Gilbert - Thiên tài bị lãng quên

Những con số làm nên vũ trụ

Những con số làm nên vũ trụ
James D. Stein
Bản dịch của Thuvienvatly.com

<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm