Tìm hiểu nhanh vật lí hạt (Phần 23)

Hiệp Khách Quậy Wilson từ bỏ ý tưởng đó, song những người khác thì không. Năm 1909, Theodore Wulf (1868–1946) phát triển một điện nghiệm di động cho phép ông so sánh tốc độ ion hóa tại đỉnh và dưới chân Tháp Eiffel. Năm 1911, Domenico Pacini (1878–1934) chuyển... Xin mời đọc tiếp.

Một nguồn ngoài địa cầu chăng?

Tia vũ trụ

Wilson từ bỏ ý tưởng đó, song những người khác thì không. Năm 1909, Theodore Wulf (1868–1946) phát triển một điện nghiệm di động cho phép ông so sánh tốc độ ion hóa tại đỉnh và dưới chân Tháp Eiffel. Năm 1911, Domenico Pacini (1878–1934) chuyển sang cách khác và để ý thấy tốc độ ion hóa đo được dưới nước giảm (ông còn tìm thấy rằng tốc độ ion hóa ngoài biển – nơi chẳng có lớp vỏ phóng xạ ở gần – bằng như khi đi trên đất liền.

Thế nhưng để xem xét nghiêm túc vấn đề điện khí quyển, bạn cần một khí cầu. Đây là cách để người ta tiếp cận gần nhất với không gian vào thời ấy (tên lửa mãi về sau mới có).

Tia vũ trụ

Trong khi những người khác cố thử với ít nhiều thành công, thì chính công trình của Victor Hess (1883–1964) mới giải quyết triệt để vấn đề. Từ năm 1911 đến 1912, ông đã tiến hành một loạt chuyến bay khí cầu hydrogen lên tới độ cao gần 5,5 km, tại đó ông đo tốc độ ion hóa bằng các điện nghiệm đã cải tiến nhiều của mình. Liều cả mạng sống, ông tự tiến hành các phép đo cả ngày lẫn đêm, và cả trong một lần nhật thực gần như toàn phần (để bác bỏ mặt trời là nguồn gây bức xạ).

Tia vũ trụ

Hess giành Giải Nobel Vật lí 1936 “cho việc khám phá bức xạ vũ trụ”. Đây đúng là thời đại của nhà vật lí ưa mạo hiểm – kẻ săn lùng hạt.

TÌM HIỂU NHANH VẬT LÍ HẠT
Tom Whyntie & Oliver Pugh
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm