Thổ tinh - Phần 5

Hiệp Khách Quậy Bước phát triển lớn tiếp theo trong nhận thức của nhân loại về Thổ tinh chỉ mới xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ 20, khi các tên lửa mạnh bắt đầu biến sự du hành vũ trụ thành có thể. Xin mời đọc tiếp.

Một bước tiến vào không gian

Bước phát triển lớn tiếp theo trong nhận thức của nhân loại về Thổ tinh chỉ mới xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ 20, khi các tên lửa mạnh bắt đầu biến sự du hành vũ trụ thành có thể. Phi thuyền vũ trụ đầu tiên đi đến gần Thổ tinh, vào năm 1979, là Pioneer 11, phi thuyền không người lái đầu tiên mà Cơ quan Hàng không và Vũ trụ quốc gia Mĩ (NASA) gửi lên nghiên cứu Mộc tinh. Pioneer 11 đã tiếp cận sao Thổ trong cự li 21 000 km và đã gửi về những bức ảnh chụp tốt nhất từ đến giờ của hành tinh có vành trên. (Pioneer 11 đã phát hiện ra vành F trước đó chưa được biết tới và nhận ra một vệ tinh nữa, Epimetheus). Các thiết bị của Pioneer 11 cho biết Thổ tinh có một từ trường, chứng tỏ phần lõi của hành tinh cấu tạo từ đá kim loại.

Vào năm sau đó, hai tàu vũ trụ NASA không người lái nữa, Voyager 1 và Voyager 2, bắt đầu một hành trình dài hạn định sẵn đến viếng các hành tinh nhóm ngoài. Chúng được thiết kế để đến viếng cả bốn hành tinh khí khổng lồ, và NASA đã gửi đi hai trong số chúng, phòng khi một phi thuyền không hoàn thành sứ mệnh của nó. Voyager 1 đến Thổ tinh vào cuối năm 1980, tiếp cận hành tinh trên ở cự li gần hơn nhiều so với phi thuyền Pioneer 11. Phi thuyền Voyager 1 đã gửi về những bức ảnh chụp phân giải cao đầu tiên của Thổ tinh, phát hiện thêm ba vệ tinh nữa và vành G, và tìm thấy helium trong khí quyển của hành tinh trên. Voyager 1 còn đi qua Titan ở cự li đủ gần nên các nhà khoa học biết được vệ tinh này có một bầu khí quyển – vệ tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời được biết có bầu khí quyển. Phi thuyền đồng hành Voyager 2 còn gửi về những bức ảnh chụp khó hiểu hơn nữa của hành tinh trên.

Trong những năm tiếp theo, những bức ảnh chụp tuyệt vời của Thổ tinh đã được nhận về từ Kính thiên văn vũ trụ Hubble ở trên quỹ đạo xung quanh Trái đất. Rồi vào năm 1997, phi thuyền Cassini-Huygens – mang tên các nhà thiên văn học vĩ đại thế kỉ thứ 17 đã có những khám phá quan trọng về Thổ tinh – được phóng lên. Các phi thuyền thường được dùng để nghiên cứu nhiều thiên thể khác nữa, nhưng Cassini-Huygens được dự tính tập trung toàn bộ vào Thổ tinh và vùng lân cận của nó. Sứ mệnh trên thật ra được thiết kế gồm hai phần. Cassini, tàu quỹ đạo, quay tròn xung quanh Thổ tinh trong thời gian khoảng bốn năm hoặc lâu hơn. Còn Huygens, một phi thuyền độc lập khác, sẽ tách khỏi Cassini và hạ cánh lên bề mặt Titan.

Hai phi thuyền mang theo trên chúng vô số thiết bị nhạy. Chúng cũng mang theo các camera tiên tiến đã gửi về những bức ảnh chụp phân giải cao, đẹp ngoạn mục, của Thổ tinh và các vật thể xung quanh, đặc biệt là Titan. Những hình ảnh này, cũng những phép đo do các thiết bị khác của Cassini-Huygens thực hiện, đã bổ sung thêm cho kiến thức của chúng ta về hành tinh có vành trên.

Còn tiếp...

Trần Nghiêm dịch

Xem Phần 4

Mời đọc thêm