250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí (Phần 62)

Hiệp Khách Quậy Trong hàng thế kỉ, các nhà khoa học đã giả thuyết rằng Mặt Trời và các hành tinh đã ra đời từ một cái đĩa quay tròn gồm chất khí và bụi vũ trụ. Cái đĩa phẳng đã ràng buộc các hành tinh ra đời từ nó có quỹ đạo hầu như nằm trong... Xin mời đọc tiếp.

Giả thuyết Tinh vân

1796

Immanuel Kant (1724–1804), Pierre-Simon Laplace (1749–1827)

Trong hàng thế kỉ, các nhà khoa học đã giả thuyết rằng Mặt Trời và các hành tinh đã ra đời từ một cái đĩa quay tròn gồm chất khí và bụi vũ trụ. Cái đĩa phẳng đã ràng buộc các hành tinh ra đời từ nó có quỹ đạo hầu như nằm trong cùng một mặt phẳng. Giả thuyết tinh vân này được phát triển vào năm 1755 bởi triết gia Immanuel Kant, và được trau chuốt vào năm 1796 bởi nhà toán học Pierre-Simon Laplace.

Nói ngắn gọn thì các sao và cái đĩa của chúng hình thành từ sự co sụp hấp dẫn của những thể tích lớn chất khí rải rác giữa các sao gọi là tinh vân mặt trời. Thỉnh thoảng một sóng xung kích từ một siêu tân tinh ở gần, một ngôi sao đang nổ, có thể kích hoạt sự co sụp đó. Các chất khí trong cái đĩa khí tiền hành tinh này (prolpyd) sẽ xoáy cuộn theo chiều này nhiều hơn chiều kia, gây ra cho đám mây chất khí một chuyển động quay toàn phần.

Sử dụng Kính thiên văn Vũ trụ Hubble, các nhà thiên văn đã phát hiện một vài proplyd trong Tinh vân Lạp Hộ, một cái nôi sao khổng lồ ở xa chừng 1.600 năm ánh sáng. Các proplyd Lạp Hộ lớn hơn hệ mặt trời của Mặt Trời và chứa đủ chất khí và bụi để cấp vật liệu thô cho các hệ hành tinh tương lai.

Sự khốc liệt của Hệ Mặt Trời xa xưa thật kinh khủng vì những tảng vật chất khổng lồ bắn phá vào nhau. Trong Hệ Mặt Trời nhóm trong, nhiệt của Mặt Trời thổi tung đi các nguyên tố và vật liệu nhẹ, để lại Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, và Hỏa tinh. Trong phần phía ngoài lạnh hơn của hệ, tinh vân mặt trời gồm chất khí và bụi tồn tại được một thời gian và được gom góp bởi Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, và Hải Vương tinh.

Thật thú vị, Isaac Newton đã ngạc nhiên trước thực tế rằng phần lớn các vật thể quay xung quanh Mặt Trời nằm trong một mặt phẳng elip lệch tâm một vài độ. Ông luận giải rằng các quá trình tự nhiên không thể tạo ra một hành trạng như thế. Ông cho rằng đây là bằng chứng của sự thiết kế bởi một đấng sáng tạo nhân từ và khéo léo. Lúc ấy, ông nghĩ Vũ trụ là “Sensoium của Chúa” trong đó các vật thể trong Vũ trụ - chuyển động của chúng và các chuyển hóa của chúng – đều là tư duy của Chúa.

XEM THÊM. Đo Hệ Mặt Trời (1672), Thiên hà Mắt Đen (1779), Kính thiên văn Hubble (1990).

Đĩa tiền hành tinh

Đĩa tiền hành tinh. Hình minh họa này cho thấy một ngôi sao trẻ và nhỏ được vây quanh bởi một cái đĩa chất khí và bụi, những vật liệu thô từ đó các hành tinh đá như Trái Đất có thể hình thành.

250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí
Clifford A. Pickover
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm