Vật lí học và chiến tranh - Từ mũi tên đồng đến bom nguyên tử (Phần 24)

Hiệp Khách Quậy Khi đa số mọi người nghe đến cái tên Henry VIII, họ nghĩ tới những lùm xùm của ông với nhiều bà vợ. Ít người biết rằng ông đã phát triển một trong những hải quân mạnh nhất thế giới vào thời ấy. Ông đã tăng cường hải quân Anh... Xin mời đọc tiếp.

HENRY VIII NƯỚC ANH

Khi đa số mọi người nghe đến cái tên Henry VIII, họ nghĩ tới những lùm xùm của ông với nhiều bà vợ. Ít người biết rằng ông đã phát triển một trong những hải quân mạnh nhất thế giới vào thời ấy. Ông đã tăng cường hải quân Anh từ tám con tàu lên bốn mươi sáu tàu chiến và mười ba tàu nhỏ khác. Và ông còn chịu trách nhiệm cho những tiến bộ quan trọng trong vật lí học chiến tranh biển. Chắc chắn ông chẳng yêu thích khoa học, song ông quyết tâm củng cố lực lượng hải quân Anh, chủ yếu bởi vì ông cần bảo vệ mậu dịch biển của người Anh, chúng là nguồn thu màu mỡ. Vàng, bạc, đường, gia vị, và trà đã cám dỗ ông. Thế nhưng những con tàu chất đầy vàng bạc và châu báu khác là mồi ngon cho bọn hải tặc. Hơn nữa, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Pháp cũng đã dòm ngó thị trường mậu dịch sinh lợi có thể làm gì cho họ. Henry còn lo ngại sự xâm lược từ phía Pháp.7

Ông phải làm cho những con tàu của ông to hơn để chúng có thể chở được nhiều hơn, và đồng thời ông phải vũ trang cho chúng. Tuy nhiên, các thợ đóng tàu của ông cảnh báo ông về vấn đề cân bằng với những khẩu đại bác to lớn, nặng nề đặt trên boong. Vấn đề chính là trọng tâm, hay khối tâm của con tàu. Khối tâm về cơ bản là điểm cân bằng của con tàu; nói ngắn gọn, nó là điểm có khối lượng phân bố đồng đều theo mọi hướng xung quanh nó. Ở các vật hai chiều, khối tâm có thể được xác định dễ dàng bằng cách tìm điểm tại đó lực quay theo chiều này (chiều kim đồng hồ) đối với điểm đó bằng với lực quay theo chiều ngược lại (ngược chiều kim đồng hồ). Mặc dù khá đơn giản và tương đối dễ tìm ở vật thể hai chiều, song việc xác định nó trong ba chiều có thể thật phức tạp, và tất nhiên, con tàu là một vật thể ba chiều.

 

Một khẩu đại bác cầm tay của người Trung Hoa xưa

 

 

 

Một khẩu đại bác cầm tay của người Trung Hoa xưa

Về cơ bản, nếu một con tàu càng cân bằng trong nước, thì khối tâm của nó phải nằm càng thấp càng tốt ở trong nước. Điều này có nghĩa là phần lớn trọng lượng phải nằm nước mức nước biển. Bố trí những khẩu súng nặng nề trong boong sẽ làm nâng cao khối tâm. Giải pháp duy nhất là bố trí các khẩu súng bên dưới boong. Song điều này làm thế nào được? Henry và các thợ đóng tàu của ông quyết định tạo ra những cái lỗ trên mạn tàu. Khi không sử dụng thì chúng phải được bọc lại bằng tấm bọc chống nước. Những cái lỗ này được gọi là cổng súng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có vấn đề giật lùi. Nếu các khẩu súng to lớn và nặng nề, và có rất nhiều khẩu súng như thế, thì sự giật lùi có thể dẫn tới sự mất cân bằng chung của con tàu. Henry quyết định đặt các khẩu đại bác trên các bánh xe và chừa đủ không gian phía sau chúng cho chuyển động giật lùi.

Theo năm tháng, Henry cho đóng nhiều tàu lớn có trang bị súng, song nổi tiếng nhất là chiếc Mary Rose, con tàu mang tên chị gái của ông, Mary Todor. Nó được đóng từ năm 1509 đến 1511. Nó là một con tàu sáu trăm tấn, chiếc lớn thứ hai trong hải đội của ông, và nó được thiết kế để chiến đấu giáp lá cà, với mười lăm khẩu súng đồng thiếc lớn, hai mươi bốn khẩu súng sắt nhỏ hơn, và năm mươi hai súng sát thương. Con tàu được thiết kế để giong buồm vào quân địch với những khẩu súng nhả đạn, sau đó quay sang mạn sườn và khai hỏa toàn bộ các khẩu súng mạn sườn vào quân địch, và cuối cùng lái quay vòng để con tàu có thể bắn hết toàn bộ các khẩu súng ở mạn bên kia.

Tuy nhiên, vào tháng Bảy 1545, Mary Rose dẫn đầu hạm đội Anh tham chiến chống lại hạm đội Pháp đang tấn công. Nhanh hơn phần còn lại của hạm đội, nên Mary Rose chạm trán quân Pháp với tất cả các khẩu súng phía trước đang nhả đạn, và rồi xoay sang bên để có thể sử dụng các khẩu súng mạn bên. Tuy nhiên, bất ngờ một cơn gió mạnh thổi lên con tàu lúc các cổng súng phía dưới đang mở, thành ra nước tràn vào chúng thật nhanh và con tàu chìm, mang theo xuống nước phần lớn thủy thủ đoàn. Tuy nhiên, vào năm 1545, Henry tiếp tục đóng thêm một con tàu khác, còn lớn hơn nữa, gọi là Henry Vĩ Đại.

Thế nhưng dù các con tàu của ông to lớn và hùng mạnh, song chúng vẫn có một vấn đề: đi lại an toàn trên đại dương mênh mông.

Vật lí học và chiến tranh
Barry Parker - Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm