Sơ lược từ nguyên vật lí hạt (Phần 2)

Hiệp Khách Quậy Muon ban đầu được gọi là “mesontron”, xuất xứ từ tiếng Hi Lạp mesos, nghĩa là “ở giữa” hay “trung gian”, theo một chứng thư công bố trên Nature. Đó là vì khối lượng của nó được xem là ở giữa, trong khoảng giữa khối lượng electron... Xin mời đọc tiếp.

muon (mu-meson; gọi tắt)

Người đặt tên: Carl Anderson và Seth Neddermeyer, 1938

Muon là thành viên của họ lepton và hành xử giống như những họ hàng nặng hơn của electron.

Muon ban đầu được gọi là “mesontron”, xuất xứ từ tiếng Hi Lạp mesos, nghĩa là “ở giữa” hay “trung gian”, theo một chứng thư công bố trên Nature. Đó là vì khối lượng của nó được xem là ở giữa, trong khoảng giữa khối lượng electron và khối lượng proton.

Tuy nhiên, nhiều hạt có khối lượng lưng chừng giữa electron và proton đã được khám phá, và “meson” trở thành một thuật ngữ chung để mô tả chúng, theo một bài báo trên Engineering and Science Monthly. Khoảng năm 1949, hạt ban đầu được đặt tên lại là “mu-meson”, tương ứng với kí tự Hi Lạp mu (µ).

Sau này, các nhà khoa học tìm thấy những khác biệt giữa mu-meson và những meson khác, dẫn tới việc mu-meson được phân loại lại là lepton và tên gọi của nó được thu gọn chỉ còn “muon”.

Sơ lược từ nguyên vật lí hạt

>> Xem Phần 1

tau (triton)

Người đặt tên: Martin Perl, 1975

Còn gọi là “hạt tau”, “lepton tau” và thậm chí “tauon”, hạt này trở thành lepton tích điện thứ ba – sau electron và muon – khi nó được khám phá vào năm 1975. Vì vị trí thứ ba của nó đã hoàn tất, nên nó được đặt cho kí tự tau (τ) cho tiếng Hi Lạp triton, nghĩa là “thứ ba”. (Tại sao nó không được gọi là “triton” thì vẫn còn là điều bí ẩn.)

neutrino (neutro, nhỏ xíu)

Người đặt tên: Enrico Fermi, 1933

Năm 1930, nhà vật lí Wolfgang Pauli đang nghiên cứu vấn đề năng lượng bị thâm hụt trong một loại phân rã hạt. Ông đề xuất rằng năng lượng đang bị mang đi bởi một hạt trung hòa mà các nhà khoa học chưa thể phát hiện thấy. Theo một bài báo xuất bản bởi Viện Vật lí Hoa Kì, ông gọi hạt này là “neutron”, một kết hợp của từ gốc “neutral” – xuất xứ từ tiếng Latin neuter nghĩa là “vô tính” – với hậu tố “-on”.

Tuy nhiên, vào năm 1932, một hạt trung hòa khác được phát hiện và cũng được gọi là “neutron”. Neutron thứ hai này là hạt nặng và tồn tại trong hạt nhân. Năm 1933, nhà vật lí Enrico Fermi phát hiện thấy hạt ban đầu mà Pauli mô tả. Để phân biệt nó với neutron thứ hai, hạt vốn nặng hơn, ông thêm vào tên gọi của nó hậu tố nhỏ bé tiếng Italy “-ino”.

Neutrino gồm ba mùi và mỗi mùi tương ứng với một họ hàng lepton tích điện của chúng: electron, muon và tau.

Theo Daniel Granisto (Symmetry Magazine)

Mời đọc thêm