Sơ lược từ nguyên vật lí hạt (Phần 5)

Hiệp Khách Quậy Là hạt mang lực yếu có mặt trong các tương tác dòng yếu, boson W lần đầu tiên được dự đoán và đặt tên trong một bài báo vào năm 1960. Có lẽ tên gọi boson W có từ lực hạt nhân yếu (W = weak), gọi như vậy vì độ lớn của nó xét trên... Xin mời đọc tiếp.

boson W (weak + boson)

Người đặt tên: Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh, 1960

Là hạt mang lực yếu có mặt trong các tương tác dòng yếu, boson W lần đầu tiên được dự đoán và đặt tên trong một bài báo vào năm 1960. Có lẽ tên gọi boson W có từ lực hạt nhân yếu (W = weak), gọi như vậy vì độ lớn của nó xét trên một khoảng cách nhất định yếu hơn nhiều so với lực hạt nhân mạnh và lực điện từ. Từ weak (yếu) có xuất xứ từ tiếng Na Uy Cổ veikr, có lẽ gốc gác sâu xa liên quan đến từ weik trong tiếng PIE, nghĩa là “uốn cong, gió thổi”.

Boson

boson Z (boson + zero)

Người đặt tên: Sheldon Glashow, 1961

Giống như boson W, boson Z là hạt trung chuyển lực yếu. Nhưng không giống boson W, boson Z không mang điện tích, vì thế các hoán đổi boson Z được gọi là “các tương tác dòng trung hòa”.

Khi Sheldon Glashow nêu lí thuyết về chúng trong một bài báo hồi năm 1961, ông chẳng đưa ra một lời giải thích nào cả. Một số lí thuyết cho rằng Z kí hiệu cho “zero” dò bởi dòng trung hòa không mang điện tích. Zero có xuất xứ của nó trong tiếng Italy zero, từ này lại có gốc gác Latin Trung cổ zephirum. Nhà toán học Italy Leonardo Fibonacci đã đặt ra từ zephirum, nghĩa là “zero”, từ tiếng Arab sifr, nghĩa là “chẳng có gì”. Sifr có khả năng là từ dịch của sunya-m trong tiếng Sanskrit, nghĩa là “nơi trống không, sa mạc”.

gluon (glue + on)

Người đặt tên: Murray Gell-Mann, 1962

Gluon là hạt trung chuyển lực mạnh, lực liên kết bên trong hạt nhân. Các tương tác thông qua lực mạnh có thể xem là các hoán đổi gluon.

Có lẽ gluon được đặt tên như thế bởi các đặc tính tựa như-keo dán của chúng và khả năng của chúng giữ hạt nhân lại với nhau. “Glue” có xuất xứ tiếng Pháp Cổ glu và có gốc gác Latin gluten, “dán lại”, nó cũng là nguồn gốc của gluten, “phần đạm của hạt”. Tuy nhiên, chẳng có thực phẩm nào không có gluon.

Nguồn: Symmetry Magazine

Mời đọc thêm