Những bức ảnh 10 năm di sản Opportunity trên sao Hỏa

Hiệp Khách Quậy Xe tự hành sao Hỏa Opportunity là một trong những thành tựu xuất sắc của ngành công nghiệp tự động. Được NASA cho tiếp đất sao Hỏa thành công vào năm 2004, thiết bị rô bôt tự hành kích cỡ chừng bằng chiếc xe chạy trong sân golf này đã... Xin mời đọc tiếp.

Xe tự hành sao Hỏa Opportunity là một trong những thành tựu xuất sắc của ngành công nghiệp tự động. Được NASA cho tiếp đất sao Hỏa thành công vào năm 2004, thiết bị rô bôt tự hành kích cỡ chừng bằng chiếc xe chạy trong sân golf này đã bám trụ trên sao Hỏa lâu hơn dự kiến. Mặc dù một trong sáu bánh xe đã liệt hẳn, và không phải thiết bị nào cũng hoạt động tốt như lúc ban đầu, nhưng trong một thập niên qua, Opportunity đã đi được hơn 37 km trên mặt đất hành tinh Đỏ. Cũng trong thời gian đó, hàng loạt bức ảnh chụp chi tiết đến ngạt thở của bề mặt Hỏa tinh đã được Opportunity gửi về Trái đất. Và cho đến nay, Opportunity vẫn đang lăn bánh trên sao Hỏa.

Những bức ảnh 10 năm di sản Opportunity trên sao Hỏa

Các vết bánh xe mất hút về phía chân trời giống như lằn tàu trên đại dương giữa các hố va chạm Endurance và Victoria trên vùng bình nguyên Meridiani. Opportunity đã chụp bức ảnh trên trong khi bị mắc kẹt trong đụn cát có tên là Purgatory trong hơn một tháng trời. Bức ảnh toàn cảnh này (ở trên chỉ là một phần) được đặt tên là Rub Al Khali theo tên của vùng “Empty Quarter” trong Sa mạc Arab.

Những bức ảnh 10 năm di sản Opportunity trên sao Hỏa

Xe tự hành Spirit đã chụp bức ảnh hoàng hôn ngoạn mục này trên vành của Hố Gusev, ở cự li khoảng 80 km. Quang cảnh trong y hệt như hoàng hôn trên Trái đất – một dấu hiệu cho thấy những thế giới khác có thể trông quen thuộc đến lạ lùng. Ảnh chụp hoàng hôn và ánh chiều tà giúp các nhà khoa học xác định bụi bặm trên Hỏa tinh trải rộng đến độ cao nào trong khí quyển của nó.

Những bức ảnh 10 năm di sản Opportunity trên sao Hỏa

Một ảnh màu giả của Hố Endurance. Trong bức ảnh này, những vòi cát cao chưa tới 1 m tỏa ra từ cánh đồng đụn cát về phía xe tự hành. Các đụn cát là một đặc trưng phổ biến trên bề mặt Hỏa tinh. Trước khi lái xe tự hành về phía các đụn cát, các nhà điều hành sứ mệnh đã khảo sát độ dốc trượt để đủ chắc chắn rằng sau đó có thể lái xe ngược trở ra khỏi hố. Tuy nhiên, cánh đồng đụn cát đó hóa ra là một cái bẫy cát.

Những bức ảnh 10 năm di sản Opportunity trên sao Hỏa

Những viên tròn nhỏ xíu, do xe tự hành Opportunity chụp, rải rác trên bề mặt phủ cát trong vùng nhìn rộng 3 cm vuông của mặt đất sao Hỏa. Được các nhà khoa học đặt tên là “nhân xanh”, những viên nhỏ này thật ra là hematite, một oxide sắt thường hình thành trong vùng nước đọng – có lẽ sao Hỏa đã từng có nhiều nước.

Những bức ảnh 10 năm di sản Opportunity trên sao Hỏa

Spirit đã chụp bức ảnh này của khu vực có tên gọi là Home Plate trong khi đang đỗ trên một địa hình gọi là Đồi Husband. Màu sắc được thêm vào để nhấn mạnh sự khác biệt của sự phong hóa đất đá. Một cơn lốc bụi khổng lồ xuất hiện dưới dạng vùng bạc màu hình chữ V ở góc trên bên phải hình.

Những bức ảnh 10 năm di sản Opportunity trên sao Hỏa

Xe tự hành Opportunity đã sử dụng camera toàn cảnh của nó để ghi hình Vành Đông của Hố Endeavor, vào ngày 31 tháng 10, 2010. Quang cảnh được tô màu giả để nhấn mạnh sự khác biệt của vật liệu bề mặt. Có thể nhìn thấy một phần của vành đông của Hố Endeavour, ở cự li gần 30 km.

Những bức ảnh 10 năm di sản Opportunity trên sao Hỏa

Xe tự hành Spirit của NASA đã thu được bức ảnh màu giả này sau khi sử dụng dụng cụ mài chà của nó chải qua bề mặt của các mục tiêu đá có tên gọi không chính thức là “Stars” (trái) và "Crawfords" (phải). Các sọc bụi nhỏ tỏa ra vài cm phía sau các phiến đá và cuội nhỏ trong lớp đất đầy bụi bặm.

Những bức ảnh 10 năm di sản Opportunity trên sao Hỏa

Miếng kim loại cùng với cờ Mĩ in trên đó được làm bằng nhôm lấy từ phế tích của tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York. Nó là cáp bảo vệ cho dụng cụ mài chà đá của Spirit đồng thời là vật kỉ niệm các nạn chân của sự kiện tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, 2001. Opportunity mang theo một vật tưởng niệm giống hệt như vậy.

Ảnh: NASA / JPL-Caltech / Cornell University

Mời đọc thêm