NASA công bố 10 bức ảnh ‘lạnh’ về Mặt trăng

Hiệp Khách Quậy Phi thuyền Trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA đã và đang quét qua khắp Mặt trăng trong suốt một năm, và để kỉ niệm sự kiện này, NASA đã soạn ra một bộ 10 bức ảnh đặt tên là “những kết quả lạnh lẽo nhìn thấy trong năm đầu tiên hoạt... Xin mời đọc tiếp.

Phi thuyền Trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA đã và đang quét qua khắp Mặt trăng trong suốt một năm, và để kỉ niệm sự kiện này, NASA đã soạn ra một bộ 10 bức ảnh đặt tên là “những kết quả lạnh lẽo nhìn thấy trong năm đầu tiên hoạt động của LRO”.

Sứ mệnh được phóng lên ngày 19 tháng 6 năm 2009 với mục tiêu thu thập một bộ dữ liệu đa dạng về môi trường mặt trăng. Nó có bảy thiết bị khoa học gắn trên tàu, trong đó có một camera có thể lập bản đồ mặt trăng với độ phân giải khoảng 50 cm. NASA hi vọng phi thuyền này sẽ giúp chuẩn bị cho một thế hệ mới của những chuyến thám hiểm dài ngày có con người trên Mặt trăng.

Những bức ảnh lạnh lẽo

10 bức ảnh chọn lọc bao gồm sự phát hiện ra nơi lạnh nhất được biết trong hệ mặt trời. Diviner, thiết bị nhiệt độ của LRO, đã xác định địa điểm đáy của miệng hố Hermite của Mặt trăng và đo được nhiệt độ là –248 °C, lạnh hơn 64° so với trên bề mặt của Diêm vương tinh (kỉ lục nhiệt độ trước đây).

Một bức ảnh đáng chú ý nữa là ảnh toàn cảnh mặt phía bên kia của Mặt trăng. Mặc dù một vài phi thuyền – trong đó có sứ mệnh SELENE của Nhật Bản – đã chụp ảnh thành công mặt phía bên kia của mặt trăng, nhưng LRO khảo sát gần hơn vào địa hình của một nửa này của Mặt trăng, nơi hoàn toàn lảng tránh Trái đất chúng ta. Phía bên này gồ ghề hơn phía ở gần và có nhiều miệng hố hơn, trong đó có một trong những miệng hố va chạm lớn nhất được biết trong hệ mặt trời, Lòng chão Cực Nam-Aitken.

“Sứ mệnh trên đã hoạt động rất trơn tru, với phi thuyền LRO đang thực thi nhiệm vụ một cách hoàn hảo và mọi thiết bị đều đạt tới giới hạn thành công của chúng”, phát biểu của  Richard Vondrak, nhà khoa học dự án LRO tại Trung tâm Du hành Vũ trụ Goddard của NASA ở Maryland, Hoa Kì.

Ba trong số những bức ảnh này là di tích từ cuộc chạy đua vào không gian. Ở phía Mĩ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những bước chân đầu tiên mà Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã đi và lộ trình mà các nhà du hành Apollo 14 đã di chuyển đến bờ mép của một miệng hố hình nón. Ở phía Nga, LRO đã nhận ra một rô bôt của Nga đã di chuyển 10 km trên bề mặt chị Hằng trước khi nó mất liên lạc hồi tháng 9 năm 1971.

Những bức ảnh đầy cảm hứng

“Tôi thiết nghĩ những bức ảnh này cuối cùng sẽ thuyết phục được các nhà lí thuyết hoài nghi, những người khẳng định rằng các sứ mệnh Apollo là chuyện bịa đặt, nhưng tôi cho rằng rồi họ sẽ chỉ nói các bức ảnh LRO là bịa đặt nốt thôi – các bạn không thể giành phần thắng đâu”, Marek Kukula, một nhà thiên văn tại Đài thiên văn hoàng gia Greenwich ở nước Anh phát biểu.

Kukula tin rằng tất cả các cơ quan vũ trụ đều hiểu rõ nhu cầu cần phổ biến các khám phá của họ trước công chúng. “Trước hết, họ được tài trợ công khai nên họ phải có trách nhiệm cho những người nộp thuế biết cái họ đã làm với số tiền của người ta”, ông nói. “Và sự hứng thú và mạo hiểm của các sứ mệnh vũ trụ có vai trò quan trọng đối với việc truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ chọn lấy sự nghiệp khoa học và kĩ thuật”.

LRO hoàn tất một năm sứ mệnh khảo sát của nó vào tháng 9 tới, khi đó nó sẽ bắt đầu một sứ mệnh khoa học hai năm. Vondrak cho biết đội của ông có kế hoạch điều khiển phi thuyền một cách chặt chẽ hơn với hi vọng thu được những bức ảnh độc đáo hơn của các đặc điểm địa chất của Mặt trăng và thu được nhiều thông tin hơn về khí quyển của Mặt trăng.

alt

Nơi lạnh nhất trong hệ mặt trời (Ảnh: NASA/Goddard/Đại học California, Los Angeles)

alt

Những bước chân đầu tiên của các nhà du hành vũ trụ trên Mặt trăng (Ảnh: NASA/Goddard/Đại học Bang Arizona)

alt

Apollo 14 nằm gần bờ mép của một miệng hố hình nón (Ảnh NASA/Goddard/Đại học Bang Arizona)

alt

Thiết bị rô bôt bị thất lạc của Nga đã được tìm thấy (Ảnh: NASA/Goddard/Đại học Bang Arizona)

alt

Phía bên kia của Mặt trăng (Ảnh: NASA/Goddard)

alt

Đếm số lượng miệng hố và đá lăn (Ảnh: NASA/Goddard/Đại học Bang Arizona)

alt

Các ngọn núi trên Mặt trăng (Ảnh: NASA/Goddard/Đại học bang Arizona)

alt

Suối Mặt trăng: những con rãnh bí ẩn trên Mặt trăng (Ảnh: NASA/JHUAPL/LS)

alt

Hang động Mặt trăng (Ảnh: NASA/Goddard/Đại học Bang Arizona)

alt

Các khu vực gần nơi ánh sáng mặt trời không đổi tại cực nam (Ảnh: NASA/Goddard)

  • Trần Nghiêm (theo physicsworld.com)

Mời đọc thêm