Bạc – Những điều cần biết

Hiệp Khách Quậy Từ bạc (silver) có xuất xứ Anglo-Saxon: seolfor. Kí hiệu nguyên tử của bạc, Ag, có xuất xứ từ tiếng Latin gọi tên bạc, argentums. Xin mời đọc tiếp.

Số nguyên tử: 47

Kí hiệu nguyên tử: Ag

Trọng lượng nguyên tử: 107,8682

Điểm nóng chảy: 961,78 C

Điểm sôi: 2.162 C

Cấu hình electron và các tính chất nguyên tố của bạc

Cấu hình electron và các tính chất nguyên tố của bạc

Nguồn gốc tên gọi: Từ bạc (silver) có xuất xứ Anglo-Saxon: seolfor. Kí hiệu nguyên tử của bạc, Ag, có xuất xứ từ tiếng Latin gọi tên bạc, argentums.

Khám phá: Loài người đã biết đến bạc từ thời xa xưa. Nó được nhắc tới trong Kinh thánh. Loài người biết cách tách bạc từ chì từ hồi năm 3000 trước Công nguyên.

Tính chất của bạc

Bạc nguyên chất là một kim loại đẹp với ánh kim lấp lánh. Nó bền trong không khí và nước nguyên chất, nhưng bị giảm độ bóng khi tiếp xúc với ozone, hydrogen sulfide hoặc không khí chứa sulfur. Nó cứng hơn vàng một chút nhưng vẫn dễ kéo sợi và dát mỏng. Kim loại dễ kéo sợi hơn bạc chỉ có vàng và có lẽ palladium. Bạc nguyên chất có độ dẫn nhiệt và dẫn điện cao trong số mọi kim loại và có điện trở tiếp xúc thấp nhất.

Bạc nguyên chất không độc, nhưng đa số muối của nó thì độc. Bạc có thể là chất sát trùng, tiêu diệt nhiều sinh vật bậc thấp mà không gây hại đối với động vật bậc cao. Các hợp chất bạc có thể bị hấp thu vào hệ tuần hoàn, và bạc đã khử có thể tích tụ ở các mô khác nhau trong cơ thể. Nếu điều này xảy ra thì cơ thể nhiễm một chứng bệnh gọi là argyria. Argyria có triệu chứng là sắc tố da ngả sang xám và xuất hiện các màng nhầy. Tiếp xúc với bạc kim loại và hợp chất hòa lẫn trong không khí không nên vượt quá mức 0,01 mg/cm3/tuần làm việc 40 giờ.

Bạc nguyên chất trên thị thường thương mại có độ tinh khiết tối thiểu 99,9%. Trên thị trường còn có bạc tinh khiết 99,999+ %.

Các nguồn bạc

Bạc có mặt trong tự nhiên dưới dạng các quặng như argentite và chất sừng bạc, chì, chì-kẽm, đồng, vàng và đồng-nickel. Người ta cũng có thể thu lấy bạc bằng cách tinh chế điện phân đồng.

Các trầm tích khoáng chất của bạc có mặt trên khắp thế giới.

Đồng một đô la bằng bạc năm 1804

Đồng một đô la bằng bạc năm 1804

Công dụng của bạc

Là một trong những kim loại nổi tiếng nhất, bạc có mặt thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Trong hàng thế kỉ, bạc đã được dùng làm tiền đúc ở các nước trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ngày nay, sức tiêu thu bạc đã vượt quá nguồn cung và tiền đúc không còn thông dụng nữa.

Bạc đúng tuổi thường được dùng làm đồ trang sức, đồ bạc và huy chương. Bạc đúng tuổi có 92,5% bạc; phần còn lại là đồng hoặc kim loại khác.

Bạc có tính phản xạ và hữu ích. Nó được dùng trong sản xuất gương và có thể mạ trên thủy tinh hoặc kim loại. Nó là chất phản xạ ánh sáng nhìn thấy hiệu quả nhất, có tác dụng ngay sau khi tráng. Tuy nhiên, sức mạnh của nó yếu dần vì bạc nhanh chóng bị giảm độ bóng và mất phần lớn tính chất phản xạ của nó. Nó còn là một chất phản xạ ánh sáng tử ngoại thuộc loại kém.

Bạc nitrate được dùng trong nhiếp ảnh. Khoảng 30% sức tiêu thụ bạc công nghiệp ở nước Mĩ là phục vụ ngành nhiếp ảnh.

Bạc là một phụ gia hợp kim quan trọng. Nó được sử dụng trong chế tạo răng giả, làm chất hàn và điều chế hợp kim. Nó còn là một thành phần quan trọng trong các tiếp xúc điện, pin bạc-kẽm và pin bạc-cadmium dung lượng cao. Nước sơn bạc được dùng trong sản xuất các mạch điện in sẵn. Bạc iodide được dùng để gieo mây làm mưa nhân tạo.

Bạc fulminate là một chất nổ mạnh thỉnh thoảng được tạo ra khi xử lí bạc.

Nguồn: Los Alamos National Laboratory

Mời đọc thêm