Đại Hùng và Tiểu Hùng: những điều có thể bạn chưa biết

Hiệp Khách Quậy Ngự trị trên bầu trời phương bắc, Đại Hùng (Big Dipper) và Tiểu Hùng (Little Dipper) vây quanh sao Bắc Cực (Polaris), giống như những đứa trẻ ngồi trên vòng đu quay. Chúng quay trọn vòng xung quanh sao Bắc Cực một vòng mỗi ngày – hay chính xác... Xin mời đọc tiếp.

Làm thế nào tìm ra chúng

Ngự trị trên bầu trời phương bắc, Đại Hùng (Big Dipper) và Tiểu Hùng (Little Dipper) vây quanh sao Bắc Cực (Polaris), giống như những đứa trẻ ngồi trên vòng đu quay. Chúng quay trọn vòng xung quanh sao Bắc Cực một vòng mỗi ngày – hay chính xác hơn là 23 giờ 56 phút. Nếu bạn sống ở vĩ độ vừa phải ở bán cầu bắc, thì chỉ cần nhìn về hướng bắc và may mắn là bạn sẽ nhìn thấy Đại Hùng trên bầu trời đêm của mình. Hình dạng của nó trông hệt như tên húy của nó (Gấu Lớn).

Đại Hùng và Tiểu Hùng

Hai ngôi sao ngoài cùng của phần chén của nhóm sao Gấu hướng đến sao Bắc Cực.

Một khi bạn đã tìm thấy Đại Hùng, chỉ cần dừng lại một chút, hướng mắt về phía sao Bắc Cực là bạn sẽ thấy Tiểu Hùng.

Làm thế nào dùng Đại Hùng để tìm Tiểu Hùng

Lưu ý rằng Đại Hùng có hai phần – một cái chén và một tay cầm. Hãy để ý hai ngôi sao phía ngoài trong cái chén của Đại Hùng. Chúng được gọi là Dubhe và Merak, và một đường tưởng tượng vẽ nối giữa chúng hướng đến sao Bắc Cực. Đó là lí do tại sao Dubhe và Merak được gọi là sao chỉ hướng.

Hóa ra, sao Bắc Cực đánh dấu phần cuối của Tay cầm của Tiểu Hùng. Vậy tại sao Tiểu Hùng không dễ tìm ra như Đại Hùng? Câu trả lời là, giống như Đại Hùng, Tiểu Hùng có 7 ngôi sao. Nhưng 4 ngôi sao ở giữa sao Bắc Cực và các ngôi sao phần chén phía ngoài – Kochad và Pherkad – thì khá mờ. Bạn cần bầu trời đêm tối đen ở nông thôn mới nhìn thấy cả 7 ngôi sao.

Đại Hùng và Tiểu Hùng

Nếu bạn ở Bắc Mĩ hay ở một vĩ độ tương đương, chòm Gấu Lớn nằm gần đường chân trời chỗ bạn đứng.

Tùy theo mùa trong năm, Đại Hùng và Tiểu Hùng có thể ở cao hoặc thấp trên bầu trời phương bắc. Hãy nhớ câu xuân nâng thu hạ. Vào đêm mùa xuân và mùa hè, Đại Hùng và Tiểu Hùng tỏa sáng ở cao nhất trên bầu trời. Vào đêm mùa thu và mùa đông, Đại Hùng và Tiểu Hùng nấp gần đường chân trời nhất.

Lịch sử và thần thoại

Đại Hùng thật ra là một nhóm sao (asterism) – một phân bố sao KHÔNG PHẢI một chòm sao. Đại Hùng là một phiên bản rút gọn của chòm sao Ursa Major Gấu Lớn, những ngôi sao Đại Hùng này vạch nên cái đuôi và phần thân sau của con Gấu. Theo truyền thuyết Micmac ở Canada, Đại Hùng là một con gấu nhưng với một chi tiết khác. Người Micmac nhìn thấy phần chén Đại Hùng là Gấu Trời (Celestial Bear), còn 3 ngôi sao của phần tay cầm là những người thợ đang săn Gấu.

Đại Hùng và Tiểu Hùng

Đại Hùng là một phần của chòm Ursa Major, con Gấu Lớn trên trời.

Bầu trời sao giữ vai trò là một quyển lịch và một quyển truyện, nó được minh họa tuyệt vời bởi truyền thuyết Micmac về Gấu Trời. Vào mùa thu, những người thợ săn cuối cùng đuổi kịp con Gấu, và người ta nói máu từ con Gấu trời đó đã nhuốm màu cho khung cảnh mùa thu. Theo một biến thể khác của câu chuyện trên, con gấu Trời bị dập mũi khi tiến xuống Trái đất, và cái mũi đổ máu của nó nhuốm màu cho lá mùa thu. Khi Gấu Trời được nhìn thấy ở chân trời phía bắc vào những đêm cuối thu và đầu đông, thì đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng mùa nghỉ đông đang đến.

Tiểu Hùng cũng là một nhóm sao, những ngôi sao này thuộc chòm Ursa Minor Gấu Nhỏ. Vào thời cổ đại, Tiểu Hùng tạo nên cái cánh của chòm sao Rồng Draco. Nhưng khi những ngư dân Phoenici gặp nhà thiên văn người Hi Lạp Thales vào khoảng 600 trước Công nguyên, họ đã hướng dẫn ông cách sử dụng các ngôi sao Tiểu Hùng để tìm phương hướng. Nhờ đó, Thales đã cắt bỏ cánh của chom Draco, sáng tạo ra một chòm sao mới giúp ngư dân Hi Lạp có một phương pháp mới dẫn đường bằng các ngôi sao.

Vào thời Thales, hai ngôi sao Kochab và Pherkad (chứ không phải Polaris) đánh dấu hướng gần đúng của thiên cực bắc – điểm trên bầu trời nằm ngay phía trên Cực Bắc của Trái đất    .

Cho đến ngày nay, Kochab và Pherkad vẫn được gọi là Sao canh gác Bắc Cực.

Đại Hùng và Tiểu Hùng

Các nhà thiên văn tìm thấy rằng các ngôi sao thuộc nhóm Đại Hùng (ngoại trừ ngôi sao chỉ hướng, Dubhe, và ngôi sao tay cầm, Alkaid) thuộc về một liên đoàn sao gọi là Đám sao Đang Di chuyển Ursa Major.

Khoa học

Các nhà thiên văn biết rằng các ngôi sao không thật sự cố định trên một quả cầu sao lớn khổng lồ nào. Những phân bố sao mà chúng ta thấy ngày nay dần dần nhưng chắc chắn sẽ trôi giạt ra theo thời gian.

Nhưng dù 25.000 năm sau nữa thì nhóm Đại Hùng vẫn sẽ trông gần tương tự như ngày nay. Các nhà thiên văn tìm thấy rằng các ngôi sao thuộc nhóm Đại Hùng (ngoại trừ ngôi sao chỉ hướng, Dubhe, và ngôi sao tay cầm, Alkaid) thuộc về một liên đoàn sao gọi là Đám sao Đang Di chuyển Ursa Major. Những ngôi sao này, liên kết lỏng lẻo với nhau bởi lực hấp dẫn, trôi giạt theo cùng một hướng trong không gian.

Trong 100.000 năm nữa, hình ảnh này của nhóm sao Đại Hùng (trừ Dubhe và Alkaid) sẽ trông y hệt như ngày nay! Nhưng sẽ có một số khác biệt, như minh họa trong hình vẽ bên dưới.

Đại Hùng và Tiểu Hùng

Các ngôi sao Đại Hùng ngày nay – 100.000 năm trước – và 100.000 năm sau.

123physics (thuvienvatly.com)
Nguồn: EarthSky.org

Mời đọc thêm