Những cánh buồm trong thời đại du hành vũ trụ

Hiệp Khách Quậy Trên Trái đất, cánh buồm khai thác sức gió để đẩy những con tàu đi tới trên đại dương. Trong không gian vũ trụ, cánh buồm mặt trời sử dụng ánh sáng mặt trời để bay trong không gian. Công nghệ buồm mặt trời của thế kỉ 21 đang dần... Xin mời đọc tiếp.

Buồm mặt trời

Trên Trái đất, cánh buồm khai thác sức gió để đẩy những con tàu đi tới trên đại dương. Trong không gian vũ trụ, cánh buồm mặt trời sử dụng ánh sáng mặt trời để bay trong không gian. Công nghệ buồm mặt trời của thế kỉ 21 đang dần hoàn thiện để hướng đến những sứ mệnh thám hiểm trong tương lai.

Buồm mặt trời

Cánh buồm mặt trời đầu tiên trên thế giới, Ikaros của Nhật Bản, đang bay trong không gian sâu thẳm. Bức chân dung tự chụp này được thực hiện vào ngày 14 tháng 6, 2010, sau khi triển khai buồm.

Buồm mặt trời

Dự án Sunjammer, dự kiến sẽ rời bệ phóng trong năm 2014, sẽ chứng minh cho “sức đẩy không chất nổ đẩy” mà công nghệ buồm mặt trời mang lại.

Buồm mặt trời

Một nguyên mẫu sơ bộ của cánh buồm mặt trời L’Garde đang được kiểm tra trong buồng chân không tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn thuộc NASA ở bang Ohio, Mĩ. Mẫu thử nghiệm này bằng một phần tư kích cỡ của cánh buồm mà công ti sẽ cho bay vào năm 2014.

Buồm mặt trời

Bức ảnh này cho thấy cánh buồm mặt trời Ikaros của Nhật Bản lúc nó giương buồm đi ngang qua Kim tinh vào ngày 8 tháng 12, 2010. Vào ngày hôm đó, cánh buồm mặt trời Ikaros bay cách Kim tinh 80.000 km.

Buồm mặt trời

Một camera vũ trụ có dạng trụ nhỏ xíu đã tách khỏi cánh buồm mặt trời của Nhật Bản và chụp một số bức ảnh của sứ mệnh lúc đi qua Kim tinh vào tháng 6 năm 2010.

Buồm mặt trời

Hình minh họa cánh buồm mặt trời NanoSail-D của NASA giương buồm trong quỹ đạo Trái đất trong năm 2011.

Buồm mặt trời

Arto Oksanen đã chụp bức ảnh này của cánh buồm mặt trời NanoSail-D của NASA trong khi đang quan sát tại Đài thiên văn Nyrölä ở Phần Lan.

Buồm mặt trời

Hình minh họa phi thuyền vũ trụ LightSail-1. Các nhà khoa học hi vọng dự án này sẽ chứng minh được rằng ánh sáng mặt trời có thể cung cấp sức đẩy cho phi thuyền vũ trụ trong không gian.

Buồm mặt trời

Các laser đặt trên vũ trụ có thể cho phép các sứ mệnh liên hành tinh bằng cách chiếu ánh sáng vào một phía của cánh buồm mặt trời, cho phép phi thuyền đạt tới những tốc độ cao.

Buồm mặt trời

Hình minh họa một cánh buồm gió mặt trời tích điện. Thiết bị ở giữa có những tấm pin mặt trời cấp điện cho một súng electron để duy trì sự tích điện liên tục.

Theo Space.com

Mời đọc thêm