Tại sao Copernicus ngần ngại không cho xuất bản “Về chuyển động quay của các thiên thể"?

Hiệp Khách Quậy Lý thuyết cách mạng mà Copernicus nghiên cứu từ những năm 1500 và thật sự hoàn thành vào năm 1530 ngược hẳn với lý thuyết của Ptolemeus mà bấy lâu nay được tôn sùng. Nó đánh dấu sự chấm dứt của thuyết địa tâm coi Trái Đất ở trung... Xin mời đọc tiếp.

Tại sao Copernicus ngần ngại không cho xuất bản “Về chuyển động quay của các thiên thể"?

Khi học tập môn lịch sử vật lý, đây là câu hỏi mà tôi luôn dai dẳng trong đầu. Nhân niềm vui phục hồi lại được dữa liệu cũ và niềm vui Giáng sinh, xin gửi tặng anh em một phần trong đề tài đã làm dở dang: "Uy tín và ảnh hưởng của uy tín khoa học trong sự phát triển của Vật lý học" - tác phẩm đầu tay của tôi về một vấn đề trong lịch sử vật lý, nơi luôn có nhiều huyền thoại, nhiều tranh cãi. Xin các bạn cho ý kiến

 

 

Lý thuyết cách mạng mà Copernicus nghiên cứu từ những năm 1500 và thật sự hoàn thành vào năm 1530 ngược hẳn với lý thuyết của Ptolemeus mà bấy lâu nay được tôn sùng. Nó đánh dấu sự chấm dứt của thuyết địa tâm coi Trái Đất ở trung tâm vũ trụ. Nhưng tại sao phải mãi đến năm 1543 ông mới xuất bản quyển sách mang tính cách mạng của mình – “Về chuyển động quay của các thiên thể” (De Revolutionibus Orbium Coelestium)?

{loadposition article}

Quyển De Revolutionibus Orbium Coelestium

 

Chúng ta thường được “bảo” rằng đó là do uy lực nhà thờ, là do nguyên nhân tôn giáo. Ông là một mục sư nên việc công bố tác phẩm này như là một việc làm ngoại đạo.

 

Nhưng chúng ta hãy cùng xem xét kĩ lại vấn đế này. Liệu có phải do uy lực của nhà thờ không?

 

Trước khi xuất bản quyển sách này, Ông cũng đã có những bản viết tay trao đổi và thông báo tư tưởng của mình với các nhà khoa học khác

Năm 1514 ông viết Commentariolus (Bình luận nhỏ) – một bản viết tay ngắn nói về những ý tưởng của ông về những lý thuyết Nhật tâm - chỉ để trao đổi với những người bạn. Sau đó ông tiếp tục thu thập các bằng chứng cho một nghiên cứu chi tiết hơn.

Năm 1533 Albert Widmannstadt thực hiện nhiều bài diễn giảng ở Roma, giới thiệu phác thảo lý thuyết của Copernicus. Những người khác nữa cũng tiến hành việc này. Các bài giảng này được nhiều hồng y giáo chủ –  Những người có uy lực lớn lao trong giáo hội  quan tâm, trong đó có cả Giáo hoàng Clement VII.

 

Trong quyển “The revolutions of the heavenly spheres” (Bản dịch từ “De Revolutionivus Orbium Caelestium”) có một bức thư đề Rome, 1 November 1536, Hồng y giáo chủ Nicola Schönberg xứ Capua đã yêu cầu Copernicus thông báo thêm về các ý tưởng của ông và muốn có một bản dành riêng cho hồng y:

“ Trong những năm gần đây, người ta nói rất nhiều về sự tài giỏi của ông. Lúc này, tôi bắt đầu có một sự quan tâm lớn đến ông và đó cũng là để chúc mừng những đồng nghiệp của chúng ta, những người mà ông đã thừa hưởng một uy tín lớn. Vì tôi đã được biết rằng Ông không chỉ đơn thuần thừa hưởng những tư tưởng của các nhà thiên văn cổ đại mà còn có những tính toán cho một hệ vũ trụ mới. Trong đó, ông bảo rằng trái đất chuyển động còn mặt trời thì chiếm giữ trung tâm vũ trụ, rằng mặt cầu thứ tám thì bất động và cố định. Và rằng những hành tinh gắn lên các mặt cầu cùng  với các vệ tinh của nó thì quay quanh mặt trời. Tôi cũng đã được biết rằng Ông đã trình bày toàn bộ hệ thống này với các tính toán về chuyển động của các hành tinh trong một bảng tóm tắt. Vậy thì, với sự nghiêm túc nhất, tôi khần nài ông, người có học thức, trừ khi cho rằng tôi làm phiền ông, Tôi yêu cầu ông trình bày thật rõ ràng khám phá của mình cho thế giới trí thức, và gửi tôi trong thời gian ngắn nhất những lý thuyết của ông về Vũ trụ, cùng với những bảng biểu và những thông tin liên quan tới vấn đề này. Hơn nữa, tôi đã bảo Theodoric phải nhận được những bản viết của ông. Nếu ông làm hài lòng những yêu cầu của tôi thì ông sẽ nhận ra rằng ông đang quan hệ với một người có nhiệt huyết cho danh tiếng và mong ước cùa người trong việc thừa nhận tài năng này.”

Dù nhiều người yêu cầu, Copernicus vẫn trì hoãn việc xuất bản cuốn sách của ông. Lý do chính có thể vì những lời chỉ trích đối với việc đưa ra công khai tác phẩm mang tính cách mạng này. Chính xác là Copernicus thực sự lo ngại về những phản ứng của các nhà khoa học đã chịu ảnh hưởng lớn lao từ uy tín của các nhà thiên văn trước đó hơn là của giới giáo sỹ. Về vấn đề này, các nhà sử học về khoa học như David LindbergRonald Numbers nói rằng:

"Nếu Copernicus thực sự là có lo ngại về việc xuất bản cuốn sách, thì là do chính những phản ứng của các nhà khoa học chứ không phải của giới giáo sỹ khiến cho ông lo lắng. Trước ông, một giáo sỹ khác - Nicole Oresme ở thế kỷ 14 và Nicholas Cusanus (một hồng y giáo chủ người Đức) ở thế kỷ 15 - đã tranh luận một cách tự do về khả năng chuyển động của Trái Đất, và không có lý do gì để cho rằng việc ý tưởng này xuất hiện trở lại vào thế kỷ 16 có thể gây nên sự náo động tôn giáo.” [Diemut Majer, Non-Germans Under the Third Reich: The Nazi Judicial and Administrative System in Germany and occupied Eastern Europe with special regard to occupied Poland, 1939-1945]

Thế là rõ. Chính uy tín của các nhà thiên văn trước đó, chính lo ngại về những phản ứng của các nhà khoa học đã chịu ảnh hưởng lớn lao từ uy tín đó đã khiến cho Copernicus ngần ngại khi công bố tác phẩm mang tính cách mạng của mình. Lý do chính là đó chứ không là gì khác.

Như vậy rút ra kết luận gì ở đây? Chúng ta thường hay có định kiến với tôn giáo rằng nào là kiềm hãm sự phát triển của khoa học, nào là chống đối lại khoa học nên mọi sự “tai hại” đều quy về tôn giáo, mà không nhận ra rằng ở đây có một ảnh hưởng to lớn từ uy tín và niềm tin khoa học. Người ta khó mà từ bỏ nó cũng như khó mà từ bỏ niềm tin tôn giáo. Một ý kiến mới, khác lạ luôn phải chịu thách thức từ giới khoa học cũng như từ chính bản thân nhà khoa học.

 

Cũng cần nói thêm rằng khoa học và tôn giáo không cùng ngự trị trên một lý luận. Khoa học nghiên cứu để thu thập kiến thức, tôn giáo hướng dẫn kiểu giáo huấn. Sự nghi ngờ là động cơ thúc đẩy khoa học, tôn giáo có đức tin để gắn kết. Vì thế, khoa học và tôn giáo không phải như nhau. Ngược lại, lịch sử về thế giới của chúng ta không tránh khỏi những vấn đề về tâm linh. Chúng ta đã nhận thấy ở điểm ngoặt của mỗi phát minh trong lịch sử một chút ánh sáng của kinh thánh, tiếng vọng từ một huyền thoại cổ xưa và thậm chí sẽ liên tưởng đến Adam và Eva trên trảng cỏ châu Phi. Khoa học đưa các tranh luận siêu hình và tâm linh về với thực tại và làm chúng trở nên sinh động. Khoa học không xóa bỏ chúng. Việc lựa chọn là tùy ở mỗi người! Nói như Einstein "Tôn giáo mà không có khoa học thì mù lòa, khoa học mà không có tôn giáo thì què quặt".

 Chúc một quan niệm và sự lụa chọn đúng đắn!

Ngày 19/12/2006

Trần Triệu Phú

Giáo viên vật lý trường THTH - ĐHSP HCM

Hệ nhật tâm trong tác phẩm De Revolutionibus Orbium Coelestium

Mời đọc thêm