Những bức ảnh đáng nhớ nhất trong lịch sử chinh phục vũ trụ

Hiệp Khách Quậy Bức ảnh “Viên ngọc Xanh” nổi tiếng này là bức ảnh chụp đầu tiên trong đó Trái đất được nhìn trọn vẹn. Bức ảnh được chụp hôm 7 tháng 12, 1972, khi phi hành đoàn tàu Apollo 17 rời quỹ đạo Trái đất đi lên Mặt trăng. Với Mặt trời... Xin mời đọc tiếp.

Chân dung toàn cảnh đầu tiên của Trái đất

Chân dung toàn cảnh đầu tiên của Trái đất

Bức ảnh “Viên ngọc Xanh” nổi tiếng này là bức ảnh chụp đầu tiên trong đó Trái đất được nhìn trọn vẹn. Bức ảnh được chụp hôm 7 tháng 12, 1972, khi phi hành đoàn tàu Apollo 17 rời quỹ đạo Trái đất đi lên Mặt trăng. Với Mặt trời ở phía sau lưng, phi hành đoàn đã có một góc nhìn hoàn hảo trước hành tinh xanh tươi của chúng ta. (Ảnh: NASA Johnson Space Center)

Ảnh chụp đầu tiên của Trái đất nhìn từ Mặt trăng

Ảnh chụp đầu tiên của Trái đất nhìn từ Mặt trăng

Ảnh chụp bởi Phi thuyền Lunar 1 vào ngày 23 tháng 8, 1966. Chụp từ cự li 380.000 km, bức ảnh cho thấy một nửa Trái đất, từ Istanbul đến Cape Town và vùng phía đông. (Ảnh: NASA/Lunar Orbiter 1)

Chân dung màu đầu tiên cảnh Trái đất mọc

Chân dung màu đầu tiên cảnh Trái đất mọc

Khi tàu Apollo 8 hoạt động vào năm 1968, sứ mệnh chính của nó là chụp ảnh phân giải cao của bề mặt chị Hằng, nhưng khi phi thuyền quỹ đạo hiện ra từ phía bên kia mặt trăng, phi hành đoàn đã chụp bức ảnh nổi tiếng nhất này của sứ mệnh Apollo 8. Được đặt tên là “Trái đất mọc”, bức ảnh thể hiện Trái đất đang mọc lên từ đường chân trời của mặt trăng giúp loài người nhận ra sự bé nhỏ của hành tinh quê hương của mình. (Ảnh: ASA/Apollo 8 - William A. Anders)

Ảnh chụp đầu tiên của Trái đất từ Hỏa tinh

Ảnh chụp đầu tiên của Trái đất từ Hỏa tinh

Bức ảnh đầu tiên của Trái đất và mặt trăng nhìn từ sao Hỏa được chụp vào ngày 8 tháng 5, 2003, bằng một camera trên phi thuyền Mars Global Surveyor của NASA. Chụp từ sao Hỏa ở cự li cách Trái đất 139 triệu km, bức ảnh cho thấy phần được rọi sáng của bán cầu tây của Trái đất và toàn cảnh thế giới mà chúng ta đang sinh sống. (Ảnh: NASA/JPL/Main Space Science Systems)

Ảnh toàn cảnh đầu tiên của Hỏa tinh

Ảnh toàn cảnh đầu tiên của Hỏa tinh

Không bao lâu sau khi tàu Viking 1 hạ cánh lên sao Hỏa vào ngày 20 tháng 7, 1976, Camera 2 của nó đã chụp bức ảnh đầu tiên của bề mặt hành tinh đỏ. Bức ảnh 300 độ này cho thấy Chryse Planitia, một vùng bằng phẳng, nằm dưới thấp thuộc bán cầu bắc của Hỏa tinh, cùng với mớ lộn xộn là những bộ phận cơ giới của thiết bị tiếp đất và những viên đá kích cỡ từ 10 đến 20 cm. (Ảnh: NASA/Camera 2 - Viking 1)

Ảnh chụp đầu tiên của bề mặt Hỏa tinh

Ảnh chụp đầu tiên của bề mặt Hỏa tinh

Vào ngày 20 tháng 7, 1976, tàu Viking 1 đã chụp bức ảnh này, ảnh chụp đầu tiên của bề mặt Hỏa tinh. Bức ảnh cho thấy một trong ba bệ chân phủ bụi của phi thuyền nằm trên bề mặt đầy đá khô của Hỏa tinh. Các camera gắn trên mỗi bên thiết bị hạ cánh của Viking 1 đã giúp các nhà khoa học tính toán khoảng cách trên bề mặt giống Trái đất đến bất ngờ của hành tinh đỏ. (Ảnh: NASA/Viking 1)

Bức ảnh màu đầu tiên từ Kim tinh

Bức ảnh màu đầu tiên từ Kim tinh

Bất chấp nhiệt độ bề mặt 482 độ C và áp suất khí quyển gấp 92 lần áp suất tại mực nước biển trên Trái đất, phi thuyền vũ trụ Venera 13 của Nga đã chụp được bức ảnh màu đầu tiên của bề mặt giống sa mạc của Kim tinh vào ngày 1 tháng 3, 1982. Bức ảnh toàn cảnh 170 độ, bao gồm cả phần mép zig-zag của phi thuyền ở phía dưới, được chụp với những bộ lọc sáng lam, lục, và đỏ. (Ảnh: NASA/Venera 13 Lander)

Ảnh chụp đầu tiên từ Titan

Ảnh chụp đầu tiên từ Titan

Bức ảnh đầu tiên chụp bề mặt của vệ tinh Titan của Thổ tinh cho thấy một vùng rộng bằng phẳng với những viên đá cuội cỡ bằng quả bưởi tây. Ảnh ghép phía bên phải ở trên là một ảnh chụp tương tự của bề mặt vệ tinh của Trái đất. Vào ngày 14 tháng 1, 2005, sứ mệnh Cassini-Huygens, một dự án hợp tác của Mĩ và châu Âu, đã chụp 1100 bức ảnh trong hai giờ hạ cánh xuống bầu khí quyển u ám của Titan. (Ảnh: ESA/NASA/JPL/University of Arizona)

Ảnh chụp đầu tiên của một hành tinh ngoại

Ảnh chụp đầu tiên của một hành tinh ngoại

Bức ảnh chụp hồi năm 2004 này của Đài thiên văn Nam châu Âu là ảnh chụp đầu tiên được biết của một hành tinh ngoại, hay một hành tinh nằm bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Đốm sáng màu đỏ ở phía dưới bên trái là một hành tinh trẻ, thành phần giống với Mộc tinh, đang quay xung quanh một sao lùn nâu, một ngôi sao mờ, đã ngừng hoạt động, có khả năng nhẹ hơn mặt trời 42 lần. Một camera hồng ngoại, thiết bị phản ứng với nhiệt thay vì ánh sáng, đã chụp bức ảnh này từ cự li chừng 230 năm ánh sáng. (Ảnh: ESO)

Ảnh chụp đầu tiên của Mặt trời

Ảnh chụp đầu tiên của Mặt trời

Khai thác một công nghệ tương đối mới, nhiếp ảnh daguerreo, các nhà vật lí người Pháp Louis Fizeau và Leon Foucault đã chụp thành công bức ảnh đầu tiên của Mặt trời vào ngày 2 tháng 4, 1845. Bức ảnh gốc, chụp với thời gian phơi sáng 1/60 giây, có đường kính chừng 12 cm và chụp vài vết đen mặt trời, có thể nhìn thấy trong phim tráng. (Ảnh: National Science Foundation, High Altitude Observatory)

Ảnh chụp vũ trụ xa nhất nhìn trong vùng khả kiến

Ảnh chụp vũ trụ xa nhất nhìn trong vùng khả kiến

Tiêu biểu cho 800 ảnh chụp trong 400 vòng quỹ đạo của Kính thiên văn vũ trụ Hubble xung quanh Trái đất từ tháng 9, 2003 đến tháng 1, 2004, bức ảnh chụp nhung nhúc thiên hà này là ảnh chụp xa nhất của vũ trụ trong vùng phổ nhìn thấy. Gần 10.000 thiên hà có mặt trong bức ảnh này. (Ảnh: NASA, ESA, S. Beckwith (STScI), HUDF Team)

Dấu chân trên Mặt trăng

Dấu chân trên Mặt trăng

Một biểu tượng cho bước nhảy lớn của nhân loại, bức ảnh này chụp một bước chân nhỏ của một người – nhà du hành vũ trụ Buzz Aldrin – cho thấy một trong những dấu ấn đầu tiên của con người trên bề mặt chị Hằng. Aldrin đã chụp bức ảnh dấu chân của ông trong sứ mệnh Apollo 11 của NASA vào năm 1969.

Ảnh chụp đầu tiên của bề mặt của một hành tinh khác

Ảnh chụp đầu tiên của bề mặt của một hành tinh khác

Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1975, phi thuyền vũ trụ Venera 9 của Nga đã trở thành phi thuyền đầu tiên bay vòng quanh, hạ cánh, và chụp ảnh Kim tinh. Venera 9 gồm hai bộ phận chính tách nhau ra trên quỹ đạo, một bay trên quỹ đạo và một hạ cánh xuống. Phi thuyền quỹ đạo nặng 2300 kg truyền thông tin liên lạc và chụp ảnh hành tinh trong vùng tử ngoại. Tàu hạ cánh đi vào khí quyển Kim tinh, sử dụng một loạt dù và triển khai một quang kế toàn cảnh đặc biệt để chụp những bức ảnh toàn cảnh 180 độ của bề mặt Kim tinh. (Ảnh: NSSDC/GSFC/NASA)

Theo National Geographic

Mời đọc thêm