Những vụ nổ khủng khiếp nhất lịch sử địa cầu

Hiệp Khách Quậy Vụ phun trào của siêu núi lửa Toba cách đây 74.000 năm thật lớn – nhưng không phải là sự kiện lớn nhất trong lịch sử Trái đất. Dưới đây, chúng tôi điểm qua một số vụ nổ khủng khiếp nhất trong lịch sử địa cầu. Xin mời đọc tiếp.

Vụ phun trào của siêu núi lửa Toba cách đây 74.000 năm thật lớn – nhưng không phải là sự kiện lớn nhất trong lịch sử Trái đất. Dưới đây, chúng tôi điểm qua một số vụ nổ khủng khiếp nhất trong lịch sử địa cầu.

alt 

Sự kiện Tunguska

Một trong những vụ nổ khét tiếng nhất của thế kỉ 20 xảy ra lúc 7:14 sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908. Tại thời điểm đó, một cái gì đó đã phát nổ với sức mạnh khủng khiếp trên dòng sông Tunguska ở Siberia, Nga.

Làn sóng xung kích sinh ra làm san phẳng cây cối trong một khu vực rộng 2000 km vuông, và những người ở cách xa hàng chục km bị đánh trượt chân khỏi mặt đất.

Vụ nổ trên, được ước tính tương đương với khoảng 15 megaton thuốc nổ TNT, thường được quy cho là do một thiên thạch bề ngang vài chục mét phát nổ trong bầu khí quyển tầng trung.

Nhưng cuộc tranh luận vẫn chưa dứt và những khả năng khác, thí dụ như methane dưới lòng đất, vẫn đã và đang được nghiên cứu.

Nếu nó đúng là một thiên thạch, thì nó chỉ là một trẻ ranh so với các chuẩn trong lịch sử - như chúng ta sẽ thấy.

 alt

Tsar Bomba

Vụ nổ nhân tạo lớn nhất của mọi thời đại là vụ nổ vào tháng 10 năm 1961 của quả bom khinh khí Tsar Bomba. Loại vũ khí do Liên Xô chế tạo này đã phát nổ trên quần đảo Novaya Zemlya ở ngoài khơi miền bắc nước Nga với lóe sáng có thể nhìn thấy từ xa 1000 km. Những cánh cửa sổ ở xa 900 km bị vỡ, và đám mây hình nấm bốc lên cách mặt đất đến 64 km.

Sau này, một vị khách chứng kiến sự kiện trên, nói: “Mặt đất trên đảo rung chuyển và bị san phẳng đến mức trông nó như một sân trượt băng”.

Vụ nổ trên có thể còn lớn hơn nữa: Tsar Bomba ban đầu được dự tính tạo ra một vụ nổ 100 megaton, nhưng nó đã được thiết kế lại để giảm lượng bụi phóng xạ sinh ra. Trong sự kiện trên, có lẽ nó đã mang lại 57 megaton – gần bằng bốn lần sức phá hủy của thiên thạch Tunguska.

Có vẻ như chúng ta sẽ không bao giờ chế tạo được một thứ vũ khí hạt nhân nào có sức mạnh hơn nữa. Loại vũ khí hạt nhân này rất nặng, giải phóng quá nhiều bụi phóng xạ, và trong mọi trường hợp còn phát ra nhiều năng lượng phá hủy của chúng vào trong không gian. Việc ném bom trải thảm một khu vực với những quả bom nhỏ thật sự gây phá hoại nhiều hơn.

(Ảnh: Russia State)

alt 

Krakatoa

Một trong những vụ nổ nổi tiếng nhất – và lớn nhất – trong lịch sử cận đại là vụ phun trào năm 1883 của Krakatoa, một đảo núi lửa trong quần đảo Sunda, một dãy đảo hẹp thuộc vùng biến giữa đảo Java của Indonesia và đảo Sumatra.

Sau hàng tháng hoạt động leo thang không nghỉ, ngọn núi lửa phun trào vào cuối tháng 8. Vào cái ngày dữ dội nhất, 27 tháng 8, xảy ra bốn vụ nổ kinh khủng, có thể nghe thấy ở xa 4000 km. Hàng chục nghìn người bị chết và nhiều người bị thương; các thủy thủ trên quần đảo Sunda, chẳng hạn, đã bị điếc tai. Bản thân Krakatoa hầu như bị phá hủy, mặc dù những đợt phun trào sau đó đã tạo ra một hòn đảo mới ở ngay chỗ đảo cũ.

Đến đây, chúng ta phải chuyển quy mô. Những vụ phun núi lửa được đo theo Chỉ số Nổ Núi lửa (VEI), tăng từ 0 (yếu nhất) đến 8 (mạnh nhất). Mỗi bậc trên thang đo này biểu diễn một sự tăng 10 lần tác dụng nổ. Krakatoa, được xếp hạng 6 theo thang VEI, tương đương với khoảng 200 megaton TNT- ít nhất là bằng ba lần Tsar Bomba.

(Ảnh: Everett Collection / Rex Features)

 alt

Núi Tambora

Chỉ một vụ nổ trong lịch sử gần đây được xếp mức 7 theo thang đo Chỉ số Nổ Núi lửa – lớn hơn Krakatoa 10 lần. Đó là ngọn Tambora, trên đảo Sumbawa ở Indonesia. Tambora bắt đầu gây chú ý vào năm 1812, gây ra cơn phun trào đại hồng thủy vào tháng 4 năm 1815.

Vụ nổ thổi tung lượng tro bụi khổng lồ vào khí quyển, làm lạnh đi nhiệt độ toàn cầu trong vài tháng sau đó. Hệ quả là năm sau đó – 1816 – trở nên nổi tiếng là “năm không có mùa hè”.

Tambora là sự kiện núi lửa lớn trong 160 năm. Chỉ khi các nhà khoa học, nghiên cứu mối liên hệ giữa núi lửa và khí hậu, khảo sát những lớp tro bụi tìm thấy trong lõi băng Greenland thì sự thật mới được phơi bày: không có sự kiện phun trào núi lửa nào kể từ 1815 ném ra nhiều nhiều tro bụi hơn so với Tambora.

(Ảnh: NASA Earth Observatory)

 alt

Hồ Taupo

Ngày nay, Hồ Taupo ở New Zealand là một vùng nước thanh bình của cá tôm và được khách bộ hành yêu thích thưởng ngoạn. Nhưng cách đây 26.500 năm, khi vùng này nằm trong khu vực thuộc một đợt phun núi lửa lớn bao phủ khắp Đảo Bắc với tro bụi và đá dày 200 mét, thì mọi thứ khác hẳn. Hồ nước ngày nay nằm trong hõm chảo của ngọn núi lửa.

Cái gọi là đợt phun Oruanui là sự kiến núi lửa gần đây nhất được xếp hạng cực đại 8 trong thang VEI – mạnh hơn Tambora 10 lần, và lớn hơn Krakatoa 100 lần. Chỉ có 47 vụ phun trào “siêu khổng lồ” như thế từng xảy ra trong suốt lịch sử địa cầu.

Taupo sau đó vẫn tiếp tục sôi sục, với hơn 20 vụ phun trào nhỏ hơn được biết kể từ Oruanui. Bức ảnh trên chụp đợt phun vào tháng 6 năm 1996 của ngọn Ruapehu thuộc Taupo.

Ngọn núi lửa có lẽ cũng đã làm tuyệt chủng loài moa, loài chim to lớn không biết bay của New Zealand.

(Ảnh: Albert Aanensen / Nature Picture Library / Rex Features)

 alt

Hồ Toba

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu núi lửa đã bắt đầu nói tới những vụ phun trào có sức mạnh vượt xa những ngọn núi lửa cỡ “cây nhà lá vườn”. Những “siêu núi lửa” như vậy liên quan đến những đợt phun trào giải phóng hơn 1000 km khối vật liệu.

Vụ phun trào Oruanui có lẽ đã giải phóng 2800 km khối đá nóng, tro và bụi cách đây 70.000 năm trước. Nhưng một ứng cử viên chắc chắn hơn cho nhà vô địch là vụ phun của núi lửa Toba thuộc Sumatra.

Giống như vụ phun núi lửa Oruanui, nó hình thành nên một hõm chảo khổng lồ, ngày nay một phần chứa nước tạo nên một cái hồ. Lượng khủng khiếp gồm bụi và tro bơm vài bầu khí quyển được tin là đã làm lạnh đáng kể cả thế giới, và có lẽ là nguyên do cho sự suy giảm dân số vào thời gian đó.

(Ảnh: NASA)

 alt

Siêu núi lửa Yellowstone

Nằm bên dưới thẳng cảnh tuyệt đẹp của Công viên quốc gia Yellowstone ở Mĩ là một con quái vật. Một mớ đá nóng tan chảy dâng lên từ sâu bên trong lòng đất được cho là đã gây ra những vụ nổ lớn một cách đều đặn, một số vụ đủ lớn để được xem là siêu núi lửa.

Điểm nóng Yellowstone đã phun trào ba lần trong vài triệu năm qua. Vụ phun đỉnh Huckleberry cách đây 2,1 triệu năm – gần lớn như vụ phun Toba – tạo ra lòng chảo Island Park. Một vụ phun nhỏ hơn, nhưng không hẳn không phải là siêu núi lửa, tạo nên lòng chảo Cái nĩa Henry cách đây 1,3 triệu năm, và vụ phun Thung lũng Dung nham cách đây 640.000 năm tạo nên lòng chảo Yellowstone ngày nay.

Đợt phun trào thứ nhất và thứ ba phủ tro bụi lên đa phần Bắc Mĩ. Tranh luận vẫn tiếp tục diễn ra về khả năng cái tương tự có thể xảy ra lần nữa.

(Ảnh: WestEnd61 / Rex Feature)

 alt

La Garita

Có lẽ là núi lửa đơn lớn nhất trong lịch sử Trái đất, sự phun trào của La Garita, thổi tung 5000 km khối vật liệu lên khỏi bề mặt Trái đất, cách nay khoảng 27 triệu năm.

Một khu vực rộng lớn đã bị phá hủy, và phần lớn đa núi lửa thu được ngày nay vẫn còn nhìn thấy ở nơi hiện nay gọi là Colorado.

Vụ phun trào dường như đã bắt đầu với việc núi lửa xé toạc những chồng đá bề ngang lên tới 2 mét, trước khi giải phóng dòng dung nham khủng khiếp.

Thật may cho chúng ta, siêu núi lửa La Garita ngày nay đã yên nghỉ.

(Ảnh: Kennan Harvey / Getty)

 alt

Chicxulub

Với những vụ nổ còn lớn hơn cái những ngọn núi lửa có thể mang lại, chúng ta hãy trở lại với những va chạm vũ trụ.

Bên dưới thị tứ Chicxulub thuộc bán đảo Yucatán của Mexico, chôn vùi dưới lớp trầm tích 65 triệu năm tuổi, là một miệng hố bề ngang 180 km. Ảnh trên là bản đồ trường hấp dẫn do máy tính tạo ra của miệng hố.

Nó có nguyên nhân do một tiểu hành bề ngang chừng 10 km đã lao vào hành tinh chúng ta cách nay 65 triệu năm – vụ va chạm thiên thạch lớn nhất trong hàng tỉ năm qua, với một sức nổ lên tới chừng 100 triệu megaton.

Đa số các nhà cổ sinh vật học tán thành rằng vụ va chạm này là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long cách nay 65 triệu năm trước, mặc dù một số người vẫn tiếp tục không tán thành. Kẻ sát thủ thật ra không phải là vụ nổ, mà là sự phá hoại sinh thái do đám mây bụi sinh ra sau đó. Và Chicxulub có lẽ không phải là vụ nổ duy nhất nhắm vào loài khủng long xấu số trong khoảng thời gian trên.

(Image: Virgil L. Sharpton / Đại học Alaska / Fairbanks / NASA)

 alt

Vụ va chạm tiền định

Vụ va chạm thảm khốc nhất từng xảy ra với Trái đất có lẽ xuất hiện khi nó còn rất trẻ, chừng 4,5 tỉ năm trước đây. Lúc ấy, hệ mặt trời mới hình thành và bề mặt Trái đất vẫn đang nguội đi từ trạng thái tan chảy ban đầu của nó. Cứ như là tiền định, cú va chạm xảy ra cùng một hành tinh thứ hai, nặng chừng một phần mười so với Trái đất.

Vật thể này, đặt tên là Theia, dường như chạm vào Trái đất ở tốc độ khá chậm so với những vụ va chạm tiểu hành tinh kiểu như Chicxulub, và có lẽ ở một góc xiên. Nhưng kích thước to lớn của nó đã thật sự làm thổi tung ra một mảng lớn vật liệu.

Phần lớn lớp bao và lớp vỏ của cả hai hành tinh bị thổi tung vào trong không gian, đồng thời lõi sắt của Theia co lại thành lõi Trái đất. Trong một thế kỉ - một chớp mắt trong thang đo địa chất – vật chất phun trào đã cụm lại với nhau hình thành nên một thế giới mới: mặt trăng của chúng ta.

Việc so sánh đá mặt trăng và đá địa cẩu ủng hộ cho lí thuyết vụ va chạm lớn – mặc dù nó vẫn còn được hiểu biết nghèo nàn, và không không phải ai cũng đồng ý là nó đã xảy ra.

(Ảnh: NASA / GSFC)

 alt

Những vụ va chạm trong tương lai

Không bất hạnh cho nền hòa bình của chúng ta, những vụ nổ rung chuyển Trái đất không hẳn là cái đã thuộc về quá khứ.

Kho vũ khí hạt nhân của thế giới có tới 23.000 vũ khí (ảnh trên là một loại trong số đó) có tổng sức phá hủy lên tới hàng nghìn megaton. Khả năng xảy ra những vụ nổ này đã giảm đi kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, nhưng vẫn còn cao.

Ngoài vô số núi lửa “bình thường”, người ta đã nhận ra sáu ngọn siêu núi lửa: Taupo, Toba và Yellowstone, cộng với lòng chảo Alles ở New Mexico, Thung lũng Dài ở California và lòng chảo Aira ở vịnh Kagoshima, Nhật Bản. Chúng không thể dự báo xác thực có bất kì ngọn nào trong số chúng sẽ nổ trở lại hay không, và nổ khi nào. Sự may mắn của chúng ta có lẽ không phải là mãi mãi, nhưng dẫu sao cũng may mắn đến hàng chục hay hàng trăm nghìn năm rồi.

Như đối với những vụ va chạm vũ trụ, có đến nửa triệu tiểu hành tinh đã biết và 12 nghìn tỉ sao chổi sẽ không bao giờ tiến đến gần Trái đất. Chỉ hai tiểu hành tinh được xếp hạng là có khả năng va chạm với hành tinh chúng ta: một vào năm 2048 và một vào năm 2880. Nhưng cả hai vụ va chạm đều chỉ xếp mức 1 trên thang đo mức độ nguy hiểm va chạm Torino, thang này có giá trị từ 0 đến 10, nên chúng ta cũng không nên lo ngại gì nhiều rằng mình sẽ chịu chung số phận như loài khủng long.

(Ảnh: Peter Essick / Getty)

Theo New Scientist

Mời đọc thêm