Lịch sử vũ trụ học (Phần 7)

Hiệp Khách Quậy Copernicus học tại trường đại học Cracow, Ba Lan, và sau đó trở thành một giáo sĩ thuộc giáo đường tăng lữ Frombork. Ông phục vụ ở đó cho đến khi qua đời. Tuy nhiên, có sự gián đoạn khi học luật giáo sĩ ở trường Bologna và học y khoa... Xin mời đọc tiếp.

Nicholas Copernicus (1473-1543)

Copernicus học tại trường đại học Cracow, Ba Lan, và sau đó trở thành một giáo sĩ thuộc giáo đường tăng lữ Frombork. Ông phục vụ ở đó cho đến khi qua đời. Tuy nhiên, có sự gián đoạn khi học luật giáo sĩ ở trường Bologna và học y khoa ở Padua. Ở Italia, Copernicus cũng bận rộn với các nghiên cứu thiên văn học.

Copernicus có được cơ sở của lí thuyết nhật tâm của ông vào năm 1514, nhưng ông chỉ thận trọng truyền bá nó trong số bạn bè để bình luận mà thôi. Lí thuyết đó vẫn không được xuất bản vào năm 1539 khi một tông đồ Giêsu đảm nhận trọng trách. Copernicus nhận được cuốn sách bàn về sự chuyển động của các quả cầu trên trời, De revolutionibus orbium coelestium, chỉ vào lúc hấp hối trên giường, năm 1543.

alt

Galileo Galilei (1564-1642)

Cha của Galileo muốn ông học y khoa, và ông đã học ngành y trong một thời gian ngắn tại trường đại học Pisa. Nhưng Galileo thích toán học hơn. Ông nghiên cứu với gia sư riêng ở Pisa và rồi tại nhà, ở Florence. Ông sớm có những bài giảng riêng về toán học và rồi được bổ nhiệm làm trưởng khoa toán còn bỏ trống tại trường đại học Pisa. Tại đây, người ta nói ông đã thả rơi những quả cầu sắt từ tháp nghiêng xuống, như một thách thức công chúng đối với triết học Aristotle, người nói rằng những quả cầu nặng phải rơi nhanh hơn. Chúng không rơi nhanh hơn. Trong khi có lẽ Galileo chưa bao giờ làm cái việc giống như câu chuyện huyền thoại này, nhưng nó đúng là tinh thần của ông – thách thức quyền lực, ý tưởng trong sáng, và dựa trên quan sát thực tế.

Galileo Galilei (1564 – 1642) đầu những năm 40 tuổi, một vài năm trước khi bắt đầu thực hiện những quan sát có tính đột phá bằng kính thiên văn vào năm 1609.

alt

Các giáo sư thuộc phái Aristotle tất nhiên không thèm chơi với Galileo, và ông sớm phải chuyển đến trường đại học Padua. Galileo chế tạo được một chiếc kính thiên văn và là người đầu tiên sử dụng thiết bị mới này khảo sát bầu trời một cách có hệ thống, thực hiện những khám phá lạ lùng. Ví dụ, ông phát hiện ra bốn vệ tinh của một tinh vào đầu năm 1610. Ông đặt tên cho chúng là sao Medicean, kỉ niệm Cosimo de Medici, vị đại công tước xứ Tuscany. Sau đó, vào năm 1610, Galileo trở lại Florence làm nhà toán học và triết học, rồi đại công tước và nhà toán học hàng đầu tại trường đại học Pisa, mà không có trách nhiệm phải giảng dạy.

Không có gì làm xáo trộn những ý tưởng cũ như cái mà Galileo nhìn thấy khi hướng chiếc kính thiên văn của ông lên Mặt Trăng. Quan sát của ông về bề mặt Mặt Trăng mang đến kết luận có tính cách mạng rằng Mặt Trăng không phải là một quả cầu nhẵn nhụi, như những người theo chủ nghĩa Aristotle vẫn quan niệm. Nó không bằng phẳng và gồ ghề, giống như Trái Đất. Đối với giáo điều cổ đại khi đó thì vấn đề duy nhất nằm dưới bề mặt Mặt Trăng đó là nó thuộc về trần tục hay thiên đường?

alt

Galileo thực hiện các bức phác họa này về các vệ tinh của Mộc tinh khi nhìn qua kính thiên văn của ông, trên mặt sau của một phong bì. Những bản phác họa ghi lại các quan sát trong những đêm khác nhau suốt thời gian từ 14 đến 25/1/1610. Có vẻ như ông thích các ngôi sao luân phiên tới lui xung quanh hành tinh đó.

Cái mà ông nhìn thấy là bốn vệ tinh lớn của Mộc tinh, ngày nay gọi là Io, Europa, Ganymede, và Callisto. Galileo có khó khăn rất lớn trong việc nhận ra ý nghĩa thực sự của cái ông đang nhìn thấy; Callisto thường nằm ra ngoài tầm nhìn (hạn chế) của kính thiên văn của ông, Io thường biến mất trong ánh chói của Mộc tinh, và một số vệ tinh thỉnh thoảng mất hút trong bóng của Mộc tinh hoặc ở phía sau, hoặc ở phía trước của chính hành tinh đó.

Galileo đặt tên cho các vệ tinh là “sao Medicean”, kỉ niệm sự trị vì của dòng họ Florentine Medici. Đây là một động thái có tính toán nhằm tăng cường cơ hội quay trở lại Florence của ông, và đã thành công.Các tên sử dụng ngày nay do Simon Mayr (1573 – 1624) đặt ra, Simon là người một thời chiếm ưu thế trong việc khám phá ra chúng.

“Bề mặt của Mặt Trăng không phẳng lặng, đều đặn, và có dạng cầu chính xác như một số lượng lớn nhà triết học vẫn tin, mà nó gập ghềnh, gồ ghề, và đầy các chỗ lõm xuống và nhô lên, không phải không giống với bề mặt Trái Đất, bị bao vây bởi những dãy núi và thung lũng sâu”

Galileo Galilei

Một sự tương đồng khác, giữa Mộc tinh và Trái Đất, được cung cấp bởi khám phá của Galileo về bốn vệ tinh của Mộc tinh, tương tự với một vệ tinh của Trái Đất. Làm thế nào mà chúng có thể lấp đầy hệ thống các quả cầu mà mọi người sử dụng kể từ thời Plato ? Galileo xem bốn hành tinh chưa bao giờ được nhìn thấy từ khi khai sinh ra thế giới cho đến thời đại của chúng ta là khám phá quan trọng nhất của ông.

“Ở đây, chúng ta có một luận cứ đẹp và tao nhã để làm lắng đi mối nghi ngờ của những người... hết sức bối rối trước việc chỉ có độc nhất Mặt Trăng quay tròn xung quanh Trái Đất và hộ tống nó trong chuyển động quay hàng năm quanh Mặt Trời... con mắt riêng của chúng ta chỉ ra cho chúng ta bốn ngôi sao đi lang thang xung quanh Mộc tinh giống như Mặt Trăng đi xung quanh Trái Đất, trong khi tất cả cùng với nhau đi theo một chuyển động lớn xung quanh Mặt Trời...”

Galileo Galilei

alt

Năm 1613, trong một bức thư khá lâu không công bố, Galileo bắt đầu biện luận rằng Kinh Thánh và thuyết Copernicus là phù hợp với nhau. Các môn đồ của Aristotle cố mang sức mạnh của nhà thờ chống lại Galileo, dẫn ra các đoạn Kinh Thánh mô tả rõ ràng Trái Đất không chuyển động. Galileo biện luận rằng trong khi việc hòa giải giữa sự thật khoa học và Kinh Thánh là một vấn đề của các nhà thần học, thì họ không nên gây trở ngại cho các nhà khoa học nghiên cứu tự nhiên. Năm 1616, Giáo hội buộc Galileo không được giữ quan điểm hoặc bảo vệ cho thuyết Copernicus. Năm 1624, Giáo hoàng Urban VIII, một người bạn của Galileo, cho phép ông thảo luận hệ thống Copernicus trong sách vở nếu như ông cũng đồng thời nói về hệ thống Ptolemy. Cuốn sách Đối thoại về hai hệ thế giới chủ yếu được xuất bản ở Florence năm 1632, sau một vài sửa đổi theo yêu cầu của Giáo hoàng. Cuốn sách này thường được xem là một kiệt tác của Galileo. Mặc dù ông khẳng định điều ngược lại, nhưng cuốn Đối thoại biểu hiện sự xác nhận mạnh mẽ nhất của Galileo cho hệ thống Copernicus hơn là anh bạn đồng hành Ptolemy của nó, mang lại nhiều sự phản bác gay gắt của nhiều giáo lí trung tâm của nền vật lí Aristotle. Cuốn sách đó vẫn rất hấp dẫn độc giả ngày nay.

alt

Galileo và thần học

Xung đột của Galileo với chính quyền được công nhận trước tiên là với các nhà triết học thuộc trường phái Aristotle ở các trường đại học Italia. Họ cố gắng mang giáo điều Thiên chúa giáo, nhất là sức mạnh quyền lực của nó, tòa án La Mã vào cuộc chiến đấu chống lại Galileo.

Chính quyền giáo hội cấp cao lúc đầu không phản đối khoa học của Galileo. Thật vậy, một vị hồng y giáo chủ từng nhận xét rằng Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết cách đi tới Thiên đường, chứ không cho biết bầu trời chuyển động như thế nào.

alt
alt

Galileo viết rằng khoa học của ông “mâu thuẫn với những khái niệm tự nhiên được giữ phổ biến trong số các nhà triết học hàn lâm” và “việc khích động chống lại tôi không phải là một số ít giáo sư”. Họ “tung ra những công kích khác nhau và xuất bản hàng loạt tác phẩm chứa đầy những lí lẽ vô nghĩa, và họ đã đào mộ chôn đi những sai lầm của việc gieo rắc chúng với những đoạn trích lấy từ trong Kinh Thánh mà họ đã thất bại trong việc hiểu chúng một cách đúng đắn”. Họ đã “kiên quyết bịa đặt ra một lá chắn cho ảo tưởng của họ nằm ngoài vỏ bọc tôn giáo giả cách và quyền lực của Kinh Thánh.

Galileo biện luận rằng học thuyết khoa học của ông “đã được chứng minh, nên nó không thể mâu thuẫn với Kinh Thánh khi chúng được hiểu một cách đúng đắn”.

Ông nhận ra rằng “thật hết sức đạo đức giả khi nói và thận trọng xác nhận rằng Kinh Tháng linh thiêng có thể chưa bao giờ nói thiếu thành thật-mỗi khi ý nghĩa đúng đắn của nó được hiểu rõ”. Nhưng “vì cuộc tranh luận về các vấn đề vật chất chúng ta phải bắt đầu không phải từ quyền lực của các đoạn trích lấy từ thánh kinh mà từ kinh nghiệm cảm nhận hàng ngày và những luận chứng cần thiết”.

Galileo khuyên chính quyền Thiên chúa giáo không nên có hành động chính thức chống lại học thuyết Copernicus, trong khi bằng chứng mới do kính thiên văn mang lại vẫn tiếp diễn. Ông chủ trương hiểu các đoạn thánh kinh theo nghĩa ẩn dụ chứ không nên hiểu theo nghĩa đen, trong đó Mặt Trời dường như là chuyển động.

Năm 1992, giáo hoàng John Paul II đã thành lập một ủy ban đặc biệt xét lại trường hợp của Galileo, và giáo hoàng đã có lời xin lỗi chính thức, xóa án cho Galileo.

Có những lời phàn nàn, và Tòa án dị giáo triệu Galileo ra trước tòa ở Rome. Ông bị ép buộc, có khả năng là dưới sự đe dọa tra tấn, phải thừa nhận rằng ông đã đi quá xa trong tranh luận của ông cho Copernicus, và phải từ bỏ “tà giáo” Copernicus. Cuốn sách của ông bị đặt trong danh mục sách cấm, nó vẫn bị cấm cho tới năm 1835. Năm 1633, chính Galileo bị kết án tù chung thân. Bản ản ngay sau đó được giảm nhẹ là quản thúc tại nhà vĩnh viễn. Ông đã sống những ngày còn lại của đời mình trong biệt thự của ông trên vùng đồi Florence, tiếp tục viết những kiệt tác khác – không phải về vũ trụ học mà về vật lí và cơ học.

Xem lại Phần 6

Còn tiếp...

Mời đọc thêm